Học Phong Thủy Học Phong Thủy Author
Title: Xem năm sinh con trai, gái
Author: Học Phong Thủy
Rating 5 of 5 Des:
CÁCH XEM NĂM SINH CON TRAI GÁI TRƯỜNG HỢP I A  -  Phương pháp cộng tuổi vợ chồng (Tuổi ta). Thí dụ: Lấy luôn tuổi vợ chồng của  Hthanhtam...

CÁCH XEM NĂM SINH CON TRAI GÁI

TRƯỜNG HỢP I
Phương pháp cộng tuổi vợ chồng (Tuổi ta).Thí dụ:Lấy luôn tuổi vợ chồng của Hthanhtam để thực hiện# Chồng tuổi Ất Mão, năm nay Ất Dậu = 31 tuổi.# Vợ tuổi Kỷ Mùi, năm nay Ất Dậu - 27 tuổi.- Cộng tuổi vợ chồng 31 + 27 = 58.58 - 40 = 18.18 - 9 = 99 - 8 = 1.Như vậy số dư là 1 là số lẻ. Năm Bính Tuất 2006 vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 3 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con gái và ngoài năm sẽ là con trai.Giả thiết rằng vợ chồng Hthanhtam muốn sinh con trai.Vậy theo điều kiên của phương pháp A thì muốn sinh con trai phải có bầu trong năm Ất Dậu này và sinh vào năm Bính Tuất.
Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.Sau khi xác định theo phương pháp A thì vợ chồng cô Hthanhtam phải có bầu năm nay và sinh con năm tới, ta xét bảng thụ thai chọn tháng sinh con trai năm nay. Theo bảng hướng dẫn trong Lịch vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con trai - tính theo tuổi vợ 27 sẽ là các tháng sau đây:Tháng 2 - 4 - 5 - 7 - 8 - 9 - 11 - 12.Như vậy, chỉ có thể có bầu trong các tháng trên, nhưng từ tháng 5 Âm lịch năm Ất Dậu trở về sau, mới có thể thoả mãn điều kiện của phương pháp A - có bầu năm nay, sinh con năm tới.- Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con. Ứng dụng phương pháp C để chúng ta chọn tháng thụ thai theo điều kiện của phương pháp B (Chỉ có thể cấn bầu trong các tháng 5 - 7 - 8 - 9 - 11 -12 Ất Dậu) như sau:Cách tính của phương pháp C là:Nếu chúng ta gọi tháng sinh là “N” và tuổi mẹ là “a” thì sẽ có bài toán là:
(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.Giản lược công thức trên sẽ là:(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.
Theo phương pháp này thì tháng sinh phải chẵn sẽ là con trai và lẻ sẽ là con gái.Trong ví dụ trên thì tuổi mẹ là 27 lẻ vậy phải chọn tháng sinh là tháng lẻ. Tức là phải thoả mãn các tháng sinh trong năm Bính Tuất là 1 - 3 - 5 - 7. Do đó để thoả mãn phương pháp B thì chọn tháng có bầu là tháng 9 Ất Dậu thì sẽ sinh con vào tháng 5 Bính Tuất (9 tháng). Hoặc tháng 11 Ất Dậu thì sẽ sinh con tháng 7 Bính Tuất.Hiện tháng 9 đã qua, nên còn một khả năng nữa là có bầu tháng 11.Hôm nay là 29 tháng 10/ Ất Dậu.Như vậy, chúng ta đã kết hợp cả ba phương pháp để chọn sinh con trai.Lưu ý: Tháng sinh thực tế chỉ khoảng 9 tháng
*Giả thiết rằng vợ chông Hthanhtam muốn sinh con gái.Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng Hthanhtam phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Lẻ sinh trong năm là con gái).Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con gái của tuổi 28 (Năm Bính Tuất - Nữ sinh Kỷ Mùi là 28 tuổi) là:tháng 2 - 4 - 5 - 6 - 11 - 12.Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chống Hthanhtam chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 2 và cùng lắm là 4 (Để có thể cấn bầu và sinh trong năm). Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 2 và 4. Trên cơ sở này ta áp dụng phương pháp C.- Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con.Phương pháp này có công thức là:
(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.Giản lược công thức trên sẽ là:(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.Như vậy, nếu muốn sinh con gái trong trường hợp tuổi mẹ chẵn thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện C và nhu cầu sinh con gái thì phải chọn cấn bầu giữa hoặc cuối tháng 2 và sẽ sinh con vào tháng 11 Âm lịch (Tháng lẻ).
Như vậy qua cách tính trên cho hai trường hợp sinh trai hoặc gái khi theo phương pháp A tuổi vợ chồng cho kết quả lẻ. 

TRƯỜNG HỢP IIBây giờ chúng ta khảo sát theo điều kiện của phương pháp A khi theo phương pháp này tuổi vợ chồng ra một kết quả chẵn.Thí dụ:Chồng Bính Thìn, vợ Đinh Tỵ 29Năm Ất Dậu chồng 30, vợ 29.
Phương pháp cộng tuổi vợ chồng (Tuổi ta). Cộng tuổi vợ chồng 30 + 29 = 59.59 - 40 = 19.19 - 9 = 1010 - 8 = 2.Như vậy số dư là 2 là số chẵn. Năm Bính Tuất 2006 vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 4 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con trai và ngoài năm sẽ là con gái.
* Giả thiết vợ chồng muốn sinh con gái.Theo điều kiện của phương pháp A thì phải có bầu trong Năm Ất Dậu và sinh con trong năm Bính Tuất. Bây giờ chúng ta xét phương pháp B để tìm tháng cấn bầu thoả mãn điều kiện này.Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng này phải có bầu trong năm Ất Dậu và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Chẵn sinh ngoài năm là con gái).Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con gái của tuổi 29 (Năm Ất Dậu - Nữ sinh Đinh Tỵ là 29 tuổi) là:tháng 1 - 3 - 10 - 11 - 12.Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chồng này chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 10 - 11 - 12 (Để có thể cấn bầu trong năm và sinh ngoài năm) Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 10 - 11 - 12 để thoả mãn điều kiện của phương pháp A. Bây giờ chúng ta tính toán theo phương pháp C thoả mãn điều kiện phương pháp B.
- Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con. Phương pháp này có công thức là: 
(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.Giản lược công thức trên sẽ là:(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.
Như vậy, nếu muốn sinh con gái trong trường hợp tuổi mẹ chẵn (Vì sinh qua năm Bính Tuất, tuổi người mẹ trong ví dụ trên là 30) thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện B và nhu cầu sinh con gái thì phải chọn cấn bầu cuối tháng 10 Âm lịch thì sẽ có khả năng sinh con vào tháng 7.
* Giả thiết vợ chồng muốn sinh con trai.Theo điều kiện của phương pháp A thì phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất. Bây giờ chúng ta xét phương pháp B để tìm tháng cấn bầu thoả mãn điều kiện này.Phương pháp chọn tháng cấn bầu sinh trai hay gái.Theo phương pháp A đã tính ở trên thì vợ chồng này phải có bầu trong năm Bính Tuất và sinh con trong năm Bính Tuất để thoả mãn phương pháp A (Chẵn sinh trong năm là con trai).Theo bảng hướng dẫn trong Lịch Vạn sự 2005 thì các tháng cấn bầu sinh con trai của tuổi 30 (Năm Bính Tuất - Nữ sinh Đinh Tỵ là 30 tuổi) là:tháng 1 - 3 - 10 - 11 - 12.Như vậy, để thoả mãn điều kiện của phương pháp A, vợ chồng này chỉ có thể chọn có bầu trong tháng 1 - 3 (Để có thể cấn bầu trong năm và sinh trong năm) Như vậy ta đã tìm được điều kiện của phương pháp B là chỉ có thể có bầu trong tháng 1 - 3 để thoả mãn điều kiện của phương pháp A. Bây giờ chúng ta tính toán theo phương pháp C thoả mãn điều kiện phương pháp B.
- Phương pháp chọn tháng sinh để xác định giới tính của con. Phương pháp này có công thức là: 
(49 + N – a +19): 2 => Nếu 2n là sinh trai, còn nếu là 2n+1 là sinh con gái.Giản lược công thức trên sẽ là:(68 + N – a): 2 => Từ đó suy ra: Nếu tuổi mẹ lẻ (2n+1) thì tháng sinh phải lẻ. Ngược lại: Nếu tuổi mẹ chẵn thì tháng sinh phải chẵn.
Như vậy, nếu muốn sinh con trai trong trường hợp tuổi mẹ chẵn (Vì sinh qua năm Bính Tuất, tuổi người mẹ trong ví dụ trên là 30) thì phải chọn một tháng sinh lẻ. Để thoả mãn điều kiện B và nhu cầu sinh con trai thì phải chọn cấn bầu đầu tháng 1 Âm lịch thì sẽ có khả năng sinh con vào tháng 9. hoặc đầu tháng 3 Âm lịch sẽ có khả năng sinh con tháng 11.
Trên đây tôi trình bày 4 trường hợp sinh trai gái cho hai loại cặp tuổi vợ chồng.Nhưng dân gian ta có câu:"Người tính không bằng trời tính"Bởi vậy, cũng xin lưu ý là moị chuyện theo tự nhiên là tốt nhất. Tuy kết quả trên khá chính xác. Nhưng còn số phận người đó có thể sinh trai hay gái hay không lại là chuyện khác. Muốn thay đổi số phận, điều đầu tiên phải tạo phúc đức đã.Chúc vợ chồng Hthanhtam sinh con như ý.Cầu xin ơn trên phù hộ cho cô và gia đình.

Quan niệm của tôi và cho đến nay trở thành một hệ thống lý thuyết đó chính là:
Việc sinh con là yếu tố tương tác rất mạnh đến hạnh phúc và tương lại của vợ chồng. Với tôi, nó còn là một phương pháp hỗ trợ rất đắc lực để xét đoán trong Lạc Việt độn toán,khi xem về quan hệ các nhân trong một gia đình. Hoặc trong một lá số Tử Vi, tôi thường tham khảo tuổi cha mẹ và con cái trong gia đình để định mức độ tương quan với lá số.

Ông cha ta đã để lại một câu thành ngữ mà chắc cô cũng biết là:
"Giầu con út, khó con út"
Đã có nhiều người phân tích , giải thích câu này. Nhưng riêng tôi cho rằng:
Đây là một mật ngữ cho biết : 
Chính đứa con út quyết định hạnh phúc của họ.

Bây giờ chúng ta làm một bài toán đơn giản:
Cho rằng trên thế giới có 8 tỷ người. Cứ hai người làm cha mẹ và họ có trung bình 6 đứa con. Như vậy có khoảng 1 tỷ hộ gia đình. Trong khi đó các sách cổ nói về hôn sự của Nam Nữ thì chi tiết nhất là Cao Ly đồ hình với 120 trường hợp tuổi vợ chồng sinh khắc. Như vậy trung bình sẽ có khoảng gần 10 triệu cặp gia đình trên thế giới giống nhau. Đây là điều vô lý.
Xét về một khía cạnh khác - thí dụ là Phong thuỷ:
Trong môn này, người ta chỉ cần dịch chuyển vị trí nhà , cửa...Thậm chí chỉ thêm cái hồ cá là số phận có thể thay đổi...Vậy thì, sinh một đứa con sẽ phải có tác động rất lớn trong sự tương tác trong gia đình.
Bản thân tôi, do điều kiện thuận lợi đã thống kê trên 10 cặp tuổi vợ chồng. Trong mỗi cặp tuổi ấy thì trường hợp ít nhất là hơn 10, nhiều nhất là hơn 50 cặp có cùng tuổi. Nhưng số phận họ hoàn toàn khác nhau về các nét cơ bản khi so với ghi nhận trong sách cổ. Trường hợp tuổi chồng Kỷ Sửu lấy vợ Quí Ty có trên 50 cặp thống kê , thì chỉ có ba trường hợp bỏ nhau; 6 trường hợp nghèo hoặc vất vả, còn phần lớn đều khá giả.

Trong sách cổ có ghi nhận:
Nam nữ trên 30 tuổi lấy nhau không cần coi tuổi.
Rất tiếc tôi không nhớ sách nào. Họ có phân tích rất kỹ điều này. Nhưng vì dài quá , nên để khi có dịp tôi sẽ viết lại theo trí nhớ; hoặc nếu vớ lại được cuốn sách thì sẽ chép lên.
Nhưng tôi nghiệm thấy rằng:
Dù những sách vở ghi nhận thế nào về tương quan các cặp tuổi vợ chồng; và thực tế thống kê thế nào, cũng chứng minh cho một điều là:
Chính đứa con sinh ra tuổi con gì sẽ quyết định hạnh phúc của vợ chồng.
Tất nhiên ở đây chúng ta phải loại trừ những trường hợp đặc biệt: Như vợ chồng bỏ nhau trước khi có con, hoặc vô sinh.
Những trường hợp này thì lại sang một đề tài khác.

Hôm nay, tôi có xem cho một người nữ tuổi Quí Tỵ. Có chồng Đinh Hợi và sanh đứa con tuổi Tân Hợi. Tôi nói:
Chậm thì sanh ra chia tay ngay. Nhanh thì cấn bầu chia tay liền. Dự đoán đúng. Người chồng chia tay khi vợ đang mang bầu.
Tại sao lại như vậy?
Nếu nói rằng vợ chồng Tỵ Hợi khắc, Đinh Quý khắc; Thuỷ (Mạng vợ/Sách Tàu) Thổ khắc, nên chia tay thì câu hỏi là:
Tai sao khắc hoàn toàn như vậy mà lại lấy nhau?
Thực ra vợ chồng này vẫn còn có một cái hợp: Đó là theo Lạc Thư hoa giáp thì vợ mạng Hoả sinh mạng chồng là Thổ. Chính sự tương sinh này mà họ đã đến với nhau với tư cách là vợ chồng (Ở đây tôi loại trừ truyện tình phi hôn nhân).
Bởi vậy, khi suy luận về chuyện tương tác vợ chồng và con cái, vì những yếu tố tương tác rất ít và đơn giản, nên tính chính xác của Lạc Thư hoa giáp thể hiện rất rõ.
Trong bài viết này tôi thành thật khuyên Pho_Bien, hãy ứng dụng Lạc Thư hoa giáp trong việc tìm tương tác tuổi sinh con và vợ chồng.
Bảng Lạc Thư hoa giáp khác bảng Lục thập hoa giáp từ sách Tàu là :
Tất cả mạng Thuỷ đổi sang Hoả và ngược lại. Còn các mạng khác giữ nguyên.
Như vậy, chúng ta đã thoả thuận xong về nguyên tắc. Còn về phương pháp sinh con thế nào để bảo đảm hạnh phúc gia đình là:
Con phải hợp tuổi Mẹ.
Sự hợp đây, không phải chỉ hợp về Địa chi, mà còn phải xét đến Thiên Can và Mạng (Tính theo Lạc Thư hoa giáp).

Trong cuộc đời của mỗi con người - tất nhiên chỉ tính từ trên 18 tuổi - thì ít nhất đã có một lần như thế này:

Đó là có một lần nào đó ta vào một nơi công cộng - một quán ăn chẳng hạn - chợt thấy một người nào đó và tự nhiên ta rất ghét người đó. Chỉ muốn bợp hoặc đạp cho nó một cái. Nhìn nó làm cái gì cũng không ưa nổi. Mặc dù người đó chẳng có liên hệ gì với ta cả.
Đấy là do kỵ mạng đấy.
Cái kỵ ấy trực tiếp tác động vào tiềm thức và tạo ra một bản năng phòng vệ: Ghét người đó.
Sự tương tác ấy hàng ngày hàng giờ tác động vào ta bởi các người xung quanh; tốt hoặc xấu và tuỳ mức độ.
Nhưng; cuộc sống và tư duy liên tục trong ý thức của chúng ta cản trở sự tiếp thu nhậy cảm mối tương tác bất chợt mà tôi thí dụ ở trên. Bởi vậy, nếu như chúng ta hàng ngày chung sống với sự tương tác - tốt thì ko nói làm gì - xấu thì nó sẽ âm thầm tác động vào tiềm thức và từ đó tạo ra những tính nết, suy tư không sáng suốt và dẫn đến những quyết định sai lầm.

Ý thức có thuộc tính vật chất và chịu sự tương tác có tính qui luật của vật chất (Quan niệm này đã chứng minh trong tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?". Chânthuyen.org).

Do đó, nếu chúng ta sinh một đứa con khắc cha hoặc mẹ. Thì sự tương tác tốt hoặc xấu này là sự tương tác gần gũi nhất.

Tai sao khắc mẹ lại tối kỵ hơn khắc cha, và tại sao tuổi vợ chồng, vợ sinh xuất cho chồng thi lai tốt, mà chồng sinh xuất cho vợ thi lại kỵ?

Phần trên chú đã trình bày:
Nguyên lý của vũ trụ là Dương trước Âm sau. Dương sinh Âm. Bởi vậy sự tương tác thuận lợi nhất là Âm dưỡng Dương. Bởi vậy Thiên Can (Giáp, Ất, Bính.....) có trước thì Chồng phải tương sinh cho Vợ
Thí dụ:
Chồng Giáp (Mộc) sinh vợ Bính (Hoả) chẳng hạn. 
Nhưng Mạng thì vợ phải tương sinh cho chồng. 
Thí dụ:
Vợ là Giáp Dần Mạng Hoả - theo Lạc thư hoa giáp, sinh mạng chồng là Kỷ Dậu thổ.

Chính vì tương tác Âm Dương thuận lý - Mạng vợ tương sinh mạng chồng là thuận lý - như đã chứng minh ở trên thì trường hợp ngược lại : chồng sinh xuất cho vợ thi lại kỵ"chính vì - cũng theo lý trên - Chỉ tương sinh một chiều là Dương sinh Âm tuyệt đối - không có trường hợp Âm dưỡng dương. thì không có tương tác sẽ không có phát triển.

Nhưng chú lưu ý Pho_Biên là:
Có ba yếu tố:
1) Thiên Can - Dương: Chồng Dưỡng vợ là số 1
2) Mạng - Âm Vợ Dưỡng chồng là số 1
3) Địa chi - Dương trong Âm - Vợ chồng tương hợp.
Như vậy:
@ Sự tương tác có bị khiếm khuyết là một trong 3 yếu tố trên sẽ không phải là yếu tố quyết định.
@ Tuổi vợ chồng dù xấu cũng không phải yếu tố quyết định. Vì còn yếu tố tương tác hoá giải là : Đứa con tuổi gì?

Bây giờ đến vấn đề:
Tại sao khắc mẹ lại tối kỵ hơn khắc cha?

Trên cơ sở lý học Đông phương từ văn minh Việt, đã phân tích ở trên thì khi Mẹ bị khắctức là Âm sẽ không dưỡng được Dương. Tính tương tác không thực hiện được. Bởi vậy, trong trường hợp này thì dù tuổi cha mẹ có tốt cũng bị xấu đi. Nếu đây lại là con út thì con càng lớn, Dương - cha - không được dưỡng lâu sẽ cạn kiệt và Âm - Mẹ - bị khắc lâu sẽ suy thoái.

Như vậy, trên cơ sở Lý Học Đông Phương có nguồn gốc từ văn minh Lạc Việt, chú tổng kết lại thành hệ thống tương tác xấu tốt cho tuổi vợ chồng sau đây:

Về nguyên tắc:
Không có người nào , không có cặp vợ chồng nào hợp cả ba yếu tố:
Thiên Can - Thân Mạng - Địa Chi. 

Do đó, chú lấy Thiên Can và Thân Mạng làm yếu tố chính
Địa chi là yếu tố phụ - nhưng là yếu tố cần.


Về Thiên Can
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Chồng sinh vợ
2) Vợ khắc chống
3) Bình hoà
(Thí dụ: Giáp Hợp kỷ, hoặc vợ chồng cùng hành: Bính - Bính, hoặc Chồng Bính - vợ Đinh, chồng Đinh vợ Bính)
4) Vợ sinh chồng
5) Chồng khắc vợ


Về Thân Mạng
Chú ý: 
Nguyên tắc theo Lạc Thư Hoa giáp: Tham khảo bảng Lạc Thư hoa giáp trong bài: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Chanthuyen.org hoặc sách "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp".
Sử dụng bảng Lục thập hoa giáp từ sách cổ chữ Hán, chắc chắn sẽ sai ở hành Hoả và Thuỷ.
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Vợ sinh chồng
2) Chồng khắc vợ
3) Bình hoà
4) Chồng sinh vợ
5) Vợ khắc chồng


Về Địa chi
Coi theo cách thông thường trong dân gian.
Phương pháp luận đoán theo tuổi vợ chồng và con cái là một khả năng tiên tri, nhằm chứng minh cho luận điểm về một sự tương tác có tính qui luật là:
Tuổi vợ chồng và con có tính quyết định cho tương lai của họ.

Ông cha ta đã để lại một mật ngữ hướng dẫn sự khám phá này:
"Giầu con út, khó con út"
Nhưng đây cũng chỉ là một phương pháp mang tính khái quát cao. Độ chính các đòi hỏi rất tỷ mỷ. Điều này, liên quan đến hành khí thiên can Địa chi của tháng năm ngày giờ, tương tác với các tuổi này. Trong điều kiện hiện nay tôi chưa diễn đạt được tỷ mỷ.
Tuy nhiên phương pháp này, nếu kết hợp với các phương pháp khác như:
Tử Vi, Tử Bình,...Nó sẽ giải thích được: Tại sao hai lá số giống nhau, nhưng lại có hai số phận khác nhau.
Tôi đã xem Tử vi cho hai anh em sinh đôi:
# Người anh Ất Ty:
Lấy vợ vào năm 37 tuổi, con gái Nhâm Ngọ, bỏ vợ Giáp Dần vào năm 2004 (Giáp Thân).
# Người em Ất Tỵ:
Lấy vợ năm 27 tuổi, có hai con và vợ không nhớ tuổi. Hiện sống ở Hoa Kỳ. Khá giả.
Nếu không kết hợp phương pháp tuổi vợ chồng và con út. Có thể nói rất khó đoán cho hai lá số này.
Thích Mắc Tiền hỏi:

1. Hiện nay, rất nhiều người sinh tại bắc nhưng vô miền trung hoặc miền nam sinh sống vậy có thể tính là ly quê lập nghiệp, sống nơi đất khách quê người hay cứ phải ra nước ngoài sinh sống mới được tính là ly quê?

Hoàn toàn đúng như vậy! Nhưng nó chỉ giảm nhẹ cái xui thôi - thí dụ như chết hoặc ly hôn - chứ quyết định vẫn là đứa con út. Sở dĩ ly quê sang hẳn vùng lãnh thổ khác như ví dụ của tôi ở trên, vi - theo tôi - là do Âm Dương hoán chuyển. Bên này sáng và bên kia Địa cầu tối và ngược lại. Đây là sự hoán đổi triệt để nhất. Nhưng, tuổi đứa con vẫn là yếu tố quyết định.

2. Trường hợp con sinh ra mà chết thì có tính không? sẽ có ảnh hưởng gì tới vợ chồng đó không?

Trên thực tế ứng dụng, tôi không tính đứa chết. Về lý thuyết tôi nghĩ điều này đúng. Vì đã chết thì sự tương tác sẽ không còn.

3. Nếu là sanh đôi một trai một gái thì tính làm sao hả bác?

Căn cứ theo người sinh sau.
Thích Mắc Tiền và quí vị quan tâm thân mến.
Trường hợp hai vợ chồng cùng tuổi lấy nhau thì sanh con thoải mái. Nhưng năm Kỵ thì phải là con gái, và năm hợp phải là con trai. Tuy nhiên tránh năm kỵ nặng. Còn trai hay gái thì cái này thuộc về...Thượng Đế.
Bởi vậy, trong dân gian mới có câu:
"Vợ chồng cùng tuổi , nằm duỗi mà ăn"
Nhưng cũng lại có câu - câu này thì tui ko nhớ lắm - là:
"Vợ chồng cùng tuổi, củ chuối không có mà ăn"
Tôi cho rằng: Sở dĩ có hai cầu đối lập nhau như vậy và có lẽ cũng đúng cả, vì nó lệ thuộc vào tuổi đứa con và giới tính của nó.

Thích Martell hỏi:
@ Nếu hai vợ chồng mà sống cùng cha mẹ hay người khác trong gia đình hay gia đình có người giúp việc thì sự tương tác có bị ảnh hưởng hay không? 
Oh! Rất ảnh hưởng. Nhất là chung huyết thống. Còn người ăn kẻ ở trong nhà thì cũng ảnh hưởng chứ. Nhưng tương tác nhẹ thôi. Sống chung với tuổi cha mẹ thì phải tính cả hai tuổi này vào.

@ Cháu cũng thấy nhiều người có cách hóa giải bằng cách nhận con nuôi, nhưng nếu con nuôi không sống cùng gia đình thì có tác dụng gì không?
Oh! Nếu con nuôi mà không sống chung gia đình thì không ảnh hưởng. Sống nhiều ảnh hưởng nhiều, sống ít ảnh hưởng ít. Không sống không ảnh hưởng. Trong dân gian, khi vợ chồng hiếm muộn thì thường có lời khuyên nên nuôi con nuôi. Có nhiều gia đình nuôi con nuôi xong thì sinh nở đùng đùng. Có lẽ do sự ảnh hưởng của đứa con nuôi chăng?
Để có phương tiện khảo chứng qua ứng dụng, nhằm mục đích chứng nghiệm so sánh với Lục thập hoa giáp có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán

About Author

Advertisement

Post a Comment

 
Top