Học Phong Thủy Học Phong Thủy Author
Title: BÀI 18 KIẾN TRÚC CÁC KHU CHÍNH TRONG PHONG THỦY
Author: Học Phong Thủy
Rating 5 of 5 Des:
KIẾN TRÚC CÁC KHU CHÍNH - PHỤ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT I. HƯỚNG NHÀ - HƯỚNG BẾP - HƯỚNG CỬA PHÒNG THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT ...

KIẾN TRÚC CÁC KHU CHÍNH - PHỤ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT



I. HƯỚNG NHÀ - HƯỚNG BẾP - HƯỚNG CỬA PHÒNG THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT

1: Hướng nhà và hướng bếp


Nói chung, người Đông cung thì các hướng tốt của họ thuộc Đông Tứ trạch, Người Tây cung thì các hướng tốt của họ thuộc Tây Tứ trạch. Khi biết tuổi gia chủ theo Âm lịch, chúng ta tra bảng cung phi theo năm sinh; Hoặc cách tính đã trình bày ở trên để biết tuổi gia chủ tương quan với cung phi. 
Thí dụ:
Người sinh năm 1974 - Giáp Dần . Có cung phi là Cấn. Cấn thuốc Tây Tứ cung hợp với Tây Tứ trạch. Xem bảng minh họa Đông -Tây Tứ trạch ta thấy người phi cung Cấn tương quan phương vị với 8 phương cụ thể như sau:






Sách Bát trạch Minh Cảnh viết: 
Nội dung trích dẫn
Nhận xét: Phàm bổn mạng 4 Kiết tinh nên trang nghi để cửa ngõ dựng buồng, chổ thờ phượng, đặt kho đụn là tốt. Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xí, hầm cầu, xây lò bếp, cối xay giả đá mài, giặt rửa để yểm trấn hung thần thì khỏi lo tai nạn, lại đặng may mắng đến. Nên tin lấy mà dè dặt.
Theo Dương Trạch Tam yếu thì thống nhất với Bát trạch Minh Cảnh ở chỗ 
Nội dung trích dẫn
bếp phải quay về hướng tốt

nhưng cho rằng bếp phải đặt (Tọa) ở vùng phương vị tốt. 


Bát trạch Lạc Việt trên cơ sở thực tế chứng nghiệm và tìm hiểu về căn bản nguyên lý tương tác, quan niệm rằng: 
Khi cất nhà cần chọn vị trí đất tốt (Tọa tốt) thì tất yếu tọa bếp cũng cần phương vị tốt của gia chủ. Đây là điểm khác nhau giữa Bát trạch Lạc Việt với Bát trạch Minh cảnh có xuất xứ từ cổ thư chữ Hán và thống nhất với Dương Trạch tam yếu về lý thuyết. Nhưng có sự khác biệt về quan niệm phương vị tọa trong Bát trạch và ngăn phòng tốt theo Dương trạch (Sẽ học sau).
Bởi vậy, Bát trạch Lạc Việt quan niệm rằng:

Bếp phải đặt ở phương vị tốt của gia chủ.

Bát trạch Lạc Việt quan niệm vị trí bếp tối ưu là: Tọa bếp (Tức vị trí đặt bếp) tại phương vị tốt; Hướng bếp ở phương vị tốt và lưng bếp (Danh từ Phong thủy gọi là sơn) cũng thuộc hướng tốt.
HÌNH MINH HỌA HƯỚNG NHÀ -CỬA VÀ VỊ TRÍ BẾP TỐI ƯU THEO BÁT TRẠCH LẠC VIỆT






Trên đây cũng là hình minh họa về tính tối ưu trong một căn nhà theo Bát trạch Lạc Việt: 

Giả thiết gia chủ Tây Tứ cung:
Cửa hướng Tây - Tốt . Bếp tọa tại Đông Nam - Tốt. Sơn bếp Đông Nam - Tốt . Hướng Bếp Tây Bắc - Tốt . Gọi là Phúc Đức trù. Trên thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng gặp một căn nhà hướng tốt. Và chúng ta phải sáng tạo những giải pháp trên nguyên lý và những phương pháp căn bản.



II. BẾP TRONG BÁT TRẠCH LẠC VIỆT


Anh chị em lưu ý: 
Trong sách cổ liên quan đến Phong Thủy thì ngôn ngữ hay dùng đôi khi gặp các thuật ngữ lạ, nhưng phản ánh nội dung giống nhau là: Ngũ quỷ và Giao chiến, Diên niên và Phước đức. Lục sát với Du hồn. Hoạ hại và Tuyệt thể, Phục vị và Qui Hồn - vẫn là một nghĩa.
Nhưng cổ thư có nguồn gốc Hán thì cho rằng Cung phi bản mệnh nam nữ dùng trong phong thủy mà tôi đã trình bày ở trên liên quan đến hôn nhân, nên còn dùng để xem hôn nhân. Trong trường hợp này họ gọi là:
Giao chiến (Ngũ Quỷ), Diên niên (Phúc Đức) , Du hồn (Lục Sát), Tuyệt thể (Họa Hại) và Quy hồn (Phục vị). Nhưng chúng ta khảo sát về Phong Thủy nên không cần quan tâm đến những từ này. Tuy nhiên cũng xin trình bày để biết nguyên do vì sao lại có danh từ khác nhau vậy.
Quan điểm của tôi và cũng thống nhất trong nhóm giảng viên là: Phân cung Bát trạch trong Phong thủy không thể là yếu tố quyết định hạnh phúc trong hôn nhân. Bởi vì - Với nguyên lý "Âm thuận tùng Dương" - thì dù cung phi của chồng và vợ khác biệt do người Tây, người Đông trạch thì vẫn xem theo cung phi của người chồng. Phong thủy là một yếu tố mạng lại hạnh phúc gia đình và có nguyên lý của nó thì không thể vì phi cung khác nhau mà ảnh hưởng tối hạnh phúc được. Điều này tôi đã phân tích rõ trong "Luận tuổi Lạc Việt".

1. Khái Niệm Căn Bản.

Trong các sách cổ, người ta còn gọi tính chất các phương theo tên Sao qui ước. Bởi vậy, để tiện việc tham khảo của anh chị em sau này. Bởi vậy tôi trình bày các tính chất phương vị được gọi theo tên sao - điều này còn phục vụ cho các bài sau khi chúng ta nghiên cứu về "Cấu trúc hình thể trong phong thủy Lạc Việt" (Dương trạch tamm yếu).
Tương ứng tính chất phương vị gọi theo tên sao như sau:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết;
BÁT TINH SINH KHẮC NGŨ HÀNH:



1 - Sinh Khí thuộc Tham lang tinh, Dương mộc Thượng kiết. 
2 - Thiên Y thuộc Cự môn tinh, Dương thổ, Thượng kiết.
3 - Phức Đức thuộc Vũ Khúc tinh, Dương kim, Thứ kiết.
4 - Phục vị thuộc Tả Phù tinh (Có sách chép là Tả Bồ), Âm thủy, Thứ kiết. 
5 - Ngũ quỷ thuộc Liêm Trinh tinh, Âm hỏa, Đại hung. 
6 - Tuyệt mạng thuộc Phá quân tinh, Âm kim, Đại hung.
7 - Lục sát thuộc Văn khúc tinh, Dương thủy, Thứ hung.
8 - Họa hại thuộc Lộc Tồn tinh, Âm thổ, Thứ hung.

Tham - Cự - Vũ - Văn thuộc Dương tinh. Lộc - Tả - Liêm - Phá thuộc âm tinh. Càn Khảm Cấn Chấn thuộc dương cung (Phía trên của Hà Đồ tương quan Địa cầu). Tốn Ly Khôn Đoài thuộc âm cung (Phía dưới Hà Đồ tương quan Địa cầu). 

2. Bếp Trong Bát Trạch Lạc Việt.

2.1. Sách Bát trạch Minh cảnh viết:

Phàm bổn mạng 4 Kiết tinh nên trang nghi để cửa ngỏ dừng buồng, chỗ thờ phượng, đặt kho đụn là tốt. Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xý, hầm phân, xây Lò Bếp, cối xay giã, đá mài, giặt rửa để yểm trấn hung thần thì khỏi lo tai nạn, lại đặng may mắng đến. Nên tin lấy mà dè dặt.

Như vậy, Bát trạch Minh Cảnh từ cổ thư chữ Hán cho rằng:
Trích:
Nội dung trích dẫn "Còn 4 hung tinh nên đặt cầu xý, hầm phần, xây lò bếp....". 

Đây là một quan niệm sai. Theo Bát trạch Lạc Việt, bếp phải đặt tại phương vị tốt (Vị trí tọa tốt), hướng tốt và sau lưng tốt (Sơn tốt). Đây là điểm khác nhau giữa Bát trạch Lạc Việt và Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc Hán. Điều này tôi đã phân tích và trình bày ở bài trên

2.2 Bát Tinh Chế Phục.
Trong Phong thủy bát trạch, quan niệm rằng: Khi hướng cửa phạm bốn phương xấu so với cung phi của gia chủ thì dùng hướng bếp để khắc chế.
Sách viết:

Sanh Khí giáng Ngũ Quỷ.
Thiên Y chế Tuyệt Mạng.
Phúc Đức yểm Lục Sát.
Chế phục yên bài định.

Giả như nhà ở để cửa phạm phương Ngũ Quỷ, nên để miệng lò, bếp quay hướng Sanh Khí thì trừ được.Phạm Tuyệt Mạng quay huớng Thiên Y hoặc phạm Lục Sát hãy quay hướng Phúc Đức. 

Anh chị em cũng nhận thấy rằng trong cổ thư chữ Hán không nói đến sự khắc chế hướng Họa Hại. Nhưng đồng thời cũng không nhắc đến phương Phục Vị. Bởi vậy tạm thời chúng ta có thể suy ra rằng: Phục Vị khắc Họa hại.


 3.3. Những kiêng kỵ khi đặt bếp: 
Trong việc đặt bếp theo Phong thủy Lạc Việt thì dù hướng tốt nhưng không được phép: 
3.3.1. Quay lưng bếp ra cửa (Tức mặt người nấu bếp nhìn ra cửa).




Bếp đốt ra cửa

3.3.2.Trước mặt bếp chật hẹp (Trước mặt bếp phải rộng rãi thoáng đãng).

3.3.3.Trước mặt bếp không có nước hoặc bất cứ đồ dùng có nước (Kể cả máy giặt, tủ lạnh, vòi nước...)

3.3.4.Trước mặt bếp không có cột, vật nhọn như cạnh tường , đầu võng....đâm vào.

3.3.5. Cửa buồng (phòng) bếp không nhìn thẳng vào bếp.




Cửa đâm vào bếp

3.3.6. Bếp đặt dưới gầm cầu thang.


3.3.7.Hướng cầu thang lên xuống đâm thẳng vào bếp. 




Cấu thang đâm vào bếp

3.3.8.Cửa sổ quá gần mặt bếp.

3.3.9. Bếp đặt dưới phòng WC của thầng trên.

3.3.10. Hông bếp đâm vào nhà WC.


Hông bếp đâm vào WC


11) Cửa bếp đối diện của WC.


12) Không đặt gương sau lưng bếp.

13) Sau lưng bếp không có vật nhọn, hình thể nhọn đâm vào (Thí dụ như bếp đặt xéo và bị cạnh cột đâm vào).

14) Nền bếp phải bằng hoặc cao hơn nền nhà.

15) Đà (xà nhà) không được đè lên mặt bếp, hoặc đâm thẳng vào vào hướng bếp. 




Đà đè lên bếp và đâm vào hướng bếp



16) Lưng bếp không đốt vào phòng phía sau. 

Trên đây là những quy ước, những sẽ được giải thích theo quan niệm khí trong Phong Thủy Lạc Việt sẽ học sau.
3.4 Tính tương tác tốt xấu của các sơn hướng nhà liên quan đến bếp

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Trích:

KHAI TÁO MÔN LỆ AN ĐỒNG TÁO VỊ

3.4.1 - Táo nhập Càn cung hiệu diệt môn. ° (Kị trạch Ly).
Nhà nào để cửa hướng Bính thuộc Ly. Táo tại Càn thì tổn trạch chủ, hoặc cửa hướng Đinh cũng thuộc cửa Ly trạch, để táo tại Càn ắt trưởng tử trọng bệnh. Nếu trạch Đoài (Nhà hướng Đoài) táo tại Càn cũng tổn Trưởng Nữ.
Cổ thư viết "Hỏa thiêu Thiên môn, Thuỷ ủng địa hộ". Câu này ngaòi nghĩa hình thể dùng trong Âm trạch, trong Dương trạch còn có nghĩa: Bếp không đặt - tọa - tại phương vị Càn; nước không để ở phương vị Khôn (Bể nước, hầm cầu).

3.4.2 - Nhâm, Hợi nhị vi tổn như tôn. ° (Kị trạch Khôn).
Cửa hướng Khôn Thổ, Bếp tại Nhâm, Hợi thủy kỵ. (Sơn Hợi thuộc Tây Bắc - Tuất Càn Hợi)

3.4.3 - Giáp, Dần đắc tài, Thìn Mẹo phú. o (Khảm Ly trạch kiết).
Bếp đặt tại các vị trí sơn Giáp, Dần, Thìn , Mão (Mẹo) phát tài.

3.4.4 - Cấn, Ất thiêu hoả tức tao ân. °
Bếp đặt tại sơn Cấn Ất xấu.

3.4.5 - Tý Quý - Khôn phương gia khốn khổ. ° (Kị Khôn trạch).
Bếp hướng Tý Quý nhà hướng Khôn kỵ. Do Tây trạch - Đông trù.

3.4.6 - Sửu thương lục súc gia hoạ ương. ° (Kị Càn trạch)
Bếp đặt tại cung Sửu xấu cho chăn nuôi.
3.4.7 - Tị Bính phát tài, Canh đại phú. o (Chấn trạch hỷ kiết)
3.4.7 - 1: Bếp tọa hay hướng tại Tỵ, Bính nhà hướng Chấn, phát tài.
Chú thích: Hướng Tỵ Bính thuộc Hỏa gặp hướng Chấn Mộc thì hướng Mộc sinh Bếp Hỏa được coi là tốt. Tuy nhiên - theo tôi - sơn Tỵ thuộc Tây trạch (Phong thủy Lạc Việt - Cung Khôn - Thìn Khôn Tỵ) mà nhà hướng Chấn thuộc Đông trạch thì không tốt, ngoại trừ gia chủ phi cung Tây Trạch.
3.4.7 - 2: Bếp tọa Canh (Cung Đoài phương Tây), nhà hướng Đông phát phú.

3.4.8 - Ngọ phương vượng vị phú phi tôn. o
Bếp tọa Ngọ hoặc hướng Ngọ thì giàu nhưng con cháu ít.
Điều này chỉ đúng với gia chủ Đông tứ cung.

3.4.9 - Tân Dậu định phương đa tật bệnh. ° (Kị Khảm trạch)
Bếp hướng Tây (Tân Dậu) nhà trạch Khảm hay bệnh tật.

3.4.10 - Thân Tốn Mùi Tuất trạch hanh thông. o
Bếp đặt Mùi Tốn Thân, nhà hướng Tuất (Cung Càn - Tuất Càn Hơi) tốt.
Chú thích: Nhà hướng Tuất tức phương Càn thuộc Tây tứ trạch, bếp đặt tại Tây Nam thuộc Đông Trạch. Bởi vì theo quan niệm của Bát trạch Minh Cảnh cho rằng bếp phải tọa cung xấu. Quan niệm này không đồng nhất với Phong thủy Lạc Việt. Nhưng tôi vẫn ghi nhận để anh chị em tham khảo.

3.4.11 - Tác táo thiếc kị dụng phấn thổ. Tân nghiến cận thủy thiếc an ninh.
Bếp được chế tạo bằng đất có nhiều tạp chất, không sạch sẽ (Phấn thổ) rất xấu. Nên dùng đất nên dùng đất sâu gần ao đầm.
Chú thích: Ngày xưa người ta dùng đất nặn bếp, nên có câu này. Bây giờ bếp ga thì không cần quan tâm. Nhưng cũng ghi nhận để nghiên cứu, tham khảo.

Qua lời viết trên cho ta thấy:

Nhà Đông trạch (Và gia chủ phi cung Đông trạch) thì bếp phải Đông Trù, Nhà Tây Trạch (Và gia chủ phi cung Tây trạch thì bếp phải Tây trù) . Đây là một yếu tố cần yếu thuộc phương pháp Dương Trạch tam yếu mà chúng ta sẽ tham khảo sau này. Qua đó, một lần nữa chúng ta lại thấy mối liên quan lẫn nhau của các phương pháp trong Phong Thủy . Qua phần trích dẫn ở sách Bát trạch Minh Cảnh đã chứng tỏ rõ nét rằng:
Khi ngay trong phần trích dẫn trên chúng ta thấy ảnh hưởng của cái mà nền văn minh Hán gọi là trường phái "Dương trạch tam yếu" (Sẽ học sau). Trường phái này và Huyền Không phủ nhận vai trò cung phi của gia chủ và quan niệm rằng: Nhà Đông trạch thì bếp phải có hướng cũng thuộc Đông tứ cung (Đông trù). Trong khi Bát trạch Minh cảnh đề cao mới tương quan của hướng nhà, bếp thông qua tương quan với cung phi của gia chủ. Nhưng qua phần trích dẫn trên, chúng ta lại thấy Bát trạch Minh Cảnh có những quan niệm liên quan đến Dương trạch tam yếu. Đó là các câu trên hầu như không nói gì đến cung phi của gia chủ.

Chúng ta càng thấy rằng: Phong Thủy là một phương pháp ứng dụng hoàn chỉnh nhất quán, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt. Những cái gọi là trường phái trong sách Hán thực chất chỉ là sự Hán hóa một cách rời rạc những mảnh còn sót lại của nền văn minh Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Và chúng ta , nếu có duyên tiếp tục nghiên cứu thì tôi hy vọng anh chị em sẽ tiếp tục chọn lọc, hệ thống hóa và kếp hợp tất cả các ứng dụng rời rạc hiện này trong môn phong thủy đã tán lạc của tổ tiên Lạc Việt từ khi nền văn minh của ông cha thất truyền từ hàng ngàn năm trước.




4.Tính tương tác tốt xấu của cấu trúc nhà với vị trí đặt bếp:

Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:

4.1 - Phòng hậu Táo tiền gia đạo phá. 
Có hai tính hướng liên quan đến câu này:
4.1 - 1: Bếp đặt phía trước, phòng phía sau gia đạo không yên.
Chú thích: Đây chính là cách thiết kế phần lớn cáccc căn hộ chung cư hiện nay. Sau này khi học đến hính lý khí tôi sẽ giải thích điều này nhân danh Phong thủy Lạc Việt. Anh chị em nhớ nhắc tôi.
4.1 - 2: Bếp đặt phía trước nhưng đốt về phía sau nhà (Mặt người nấu bếp quay về phía sau). Trướng hợp này cực xấu.

4.2 - Táo hậu phòng tiền tử tôn bất hiếu, tai họa liên miên. 
Bếp để phía sau, phòng ở phía trước và bếp đốt về phía trước (Hướng bếp về phía sau)]

4.3 - Phòng tiền hữu Táo tại Mùi Khôn (Tốn theo Lạc Việt) Sửu Cấn thượng, sanh tác quái chi họa.
Bếp đặt ở phía trước nhà tọa bên phải tại Mùi Tốn Sửu Cấn hay bị tai họa bất ngờ, khó lường.
Chú thích: Như vậy nhà phải thuộc hướng Tây Bắc, Đông Nam và bếp hướng về bên trái.
Thí dụ:
Nhà hướng Đông Nam Cung Khôn theo Bát trạch Việt, nhưng bếp tọa Mùi Tốn và hướng bếp quay về Sửu Cấn - Sứu Cấn Dần là phương Đông Bắc Tây Trạch. Theo quan niệm từ cổ thư Hán thì là Đông Trạch, bếp quay về hướng thuộc Tây trạch là xấu.

4.4 - Phòng tiền hữu Táo tâm thống khước tật. 
Phỏng trước nhà đặt bếp, tâm tán, đau yếu.

4.5 - Đông hạ hữu Táo Chủ âm lao kiếp.
Không đặt bếp vào mùa Đông hoặc mùa Hạ. Hoặc cũng có thể hiểu là cuối Đông không nên đặt bếp.

4.6 - Khai môn đối Táo tài súc đa hao. 
Cửa xông thăng vào bếp. Bất cứ cửa gì: Cửa chính, cửa phòng. Đã nói ở trên.

4.7 - Thanh ham nhược đối Táo, chủ nhản tật (hư mắt) phòng bệnh tà sự đa đoan.
Vật nhọn, xà đâm vào bếp, chủ mắt yếu, bệnh khó chữa.

4.8 - Táo hậu phòng khanh tuyệt tự cô quả.
Bếp để sau phòng của vợ khó có con.
Chú thích: Ngày xưa , những nhà vương giả, quý tộc vợ có phòng riêng.

4.9 - Tỉnh (giếng) Táo tương liên, cô sưu bất hiền (mẹ chồng nàng dâu không hiền). 

4.10 - Táo tại Mẹo phương mạng phụ yểu vong.
Bếp tọa sơn Mão không tốt cho vợ.

4.11 - Táo tại hậu đầu dưỡng tử bất thân. 
Bếp tọa phía dưới hàng hiên phía sau con nuôi không hòa.
Chú thích: Trường hợp này chỉ xảy ra ở nhà cổ. Nhưng nhà hiện đại cơi nới cũng dễ bị.

4.12 - Táo tại can biên gia đạo bất diên.
Bếp để gần hành lang gia đình không hạnh phúc.

5 Tính tương tác tốt xấu với gia đình với hướng bếp.

TÁC TÁO NGHI KỴ
(Miệng Lò Bếp)

1 - Cầu tử nghi tác Sanh khi Táo, o (Cầu con day phía Sanh khí)

2 - Giải bệnh trừ tai nghi tác Thiên y Táo. o

3 - Khước bệnh tăng thọ nghi tác Diên niên Táo(Phúc Đức). o

4 - Tranh đấu cừu thù do tác Họa hại Táo. •

5 - Hao tán đạo thát do tác Lục sát Táo. •

6 - Quan tụng khẩu thiệt do tác Tuyệt mạng Táo. •

7 - Tật bệnh tử vong do tác Tuyệt mạng Táo. •

8 - Cầu vi như ý do tác Phục vì Táo. o

6. Ngày tốt xấu liên quan đến đặt bếp: 
Bát trạch Minh cảnh viết:

TU TÁO, DI TÁO.

Đại kỵ ngày Bính, ngày Đinh, mùng 1 va 25.

(Trực/ * ) - Kiên phá gia, trưởng bệnh.

(Trực/*) - Trừ nguy phụ mẫu vong.

Mành (Trực/*) - Thành đa phú quý.

(Trực/ *) - Chấp (Và/*) Bế tổn ngưu Dương.

(Trực/ *) - Bình (Và/ *) Định hưng nhơn khẩu.

(Trực/ *)Thu (Và? *) Khai vô hoạ ương.


KIẾN TRÚC CÁC KHU CHÍNH - PHỤ THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT



III. HƯƠNG HỎA
Hương hòa là phương pháp đặt bàn thờ. Bất luận theo hoặc không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào, nhưng có bàn thờ gia tiên, hoặc bàn thờ nói chung thì phương pháp đặt bàn thờ như thế nào là một nhu cầu thực tiễn ở các ngôi gia tại Việt Nam và quốc tế.
Phong thủy Lạc Việt quan niệm rằng:
Bàn thờ là nơi tập trung ý thức rất mạnh của những con người sống trong ngôi gia. Bởi vậy ngược lại chính ban thờ sẽ có sự tương tác rất mạnh trở lại với con người trong ngôi gia đó. Sự thành kính càng cao thì tính tương tác càng mạnh.
Phong thủy Lạc Việt quan niệm rằng: Bàn thờ, Bếp...chính là những ngôi gia nhỏ trong ngôi gia. Bởi vậy đặt bàn thờ bếp cũng phải tuân thủ những phương pháp ứng dụng như đối với một ngôi gia.
Những sách cổ liên quan đến phong thủy cũng ghi nhận phương pháp lập bàn thờ. Chúng ta xem xét sự ghi nhận của sách Bát Trạch Minh Cảnh trong khuôn khổ Bát trạch Lạc Việt.

III - 1:Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa.
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Nội dung trích dẫn

HƯƠNG HOẢ

Sự thờ phượng Thổ địa, Tài Thần, Tổ Tiên từ đường đều an hướng bổn mạng kiết thì đặng phước, an phạm lầm hung phương ắc mắc tội. Không nhang khói lửa hương, có tai họa không đặng phước.




Bát trạch Lạc Việt cho rằng:
Bàn thờ Thổ Địa (Thần Tài)... đều phải quay về hướng tốt, sơn tọa tốt. Bàn thờ không nhất thiết quay ra cửa, miễn quay về hướng tốt là được.
Những điều kiêng cữ khi lập bàn thờ theo Phong Thủy Lạc Việt:
- Nếu hướng cửa xấu thì bàn thờ phải quay về hướng tốt của gia chủ. Thậm chí bàn thờ có thể đặt xéo miễn là hướng tốt và vượng khí (Học sau). Trường hợp bàn thờ đặt xéo thì phía sau bàn thờ cần có một điểm tựa hợp lý, như: Bình hoa cao, đôn sứ trên đặt một hòn non bộ nhỏ....
- Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa không được đặt đối diện với cửa đi vào, mặc dù có thể quay về hướng cửa.
- Phía trước bàn thờ Thần Tài Ông Địa phải có không gian rộng - minh đường sáng sủa.
- Không có những vật khí đâm vào bàn thờ Thần tài , Ông Địa thí dụ như võng xếp...hoặc như chỗ để xe trong nhà thì đường dẫn xe trong nhà lao vào bàn thờ ông Địa, Thần Tài.
- Lối đi trong nhà không đi thẳng vào bàn thờ Thần Tài , Ông Địa.
Anh chị em lưu ý rằng:
- Lối đi đâm thẳng vào bàn thờ Ông Địa Thần Tài thì tiền bạc hao tán, tiền nhiều cũng không giữ được.
- Mặt tiền hạn hẹp thì tiền kiếm ít ỏi, thiếu thốn.




III - 2: Bàn thờ Táo quân.

- Hướng bếp phía nào thì hướng bàn thờ ông Táo phía đó. Bếp một hướng bàn thờ Táo quân một hướng thì trong nhà bất hòa.
- Lửa bếp không xông thẳng lên bàn thờ ông táo (Không để bàn thờ Táo Quân trên mặt bếp). Nếu bàn thờ trên mặt bếp vợ con bất hòa. Gia đình hiu quạnh. dễ bị bệnh viêm nhiệt.

III - 3: Bàn thờ Gia tiên.
- Bàn thờ gia tiên phải quay về hướng tốt của gia chủ. Nếu hướng cửa tốt thì quay ra cửa.
- Có nhiều lớp bàn thờ thì bàn thờ sau phải cao hơn bàn thờ trước

III -4: Lưu ý:
- Tất cả bàn thờ đều kỵ đà (xà) nhà đè lên.
- Kỵ trước bàn thờ có đà, cột, hoặc vật nhọn đâm vào.



IV. HẦM HỐ.
Bát trạch Minh Cảnh viết:

IV - 1: KHANH
Trích: (Hầm)
Nội dung trích dẫn

Chẳng luận thôn quê thành thị, đào hầm phạm hướng lai long, ắc hại trạch chủ từ

quan phi đến nhơn mạng




Hướng Lai long tức là hướng có thủy khí đến (Sẽ học trong phần Hình - Lý - Khí - "Thủy pháp Trường sinh"). Thí dụ: Thủy từ hướng Dần tới thì không được đào hướng Dần).

IV-2:
Đào phạm phương Cấn không phát đạt văn tài, đào phạm Khôn, Đoài lão mẫu và ấu nữ mang bệnh.

IV - 3:
Hầm phương Khảm, Ly sanh hư con mắt.

IV -4:
Phạm Mẹo (Mão/ Chấn), Dậu sanh cô quả.

IV - 5:
Phạm Càn Lão ông mang tai, nữ, nam hư hỏng.

IV -6:
Khanh tác Khôn, Ly tổn đính thương thê.

IV -7:
Đoài võ tài khi bần cũng đáo để.



IV- 8:

Phạm Càn mục tật đầu dừng.

IV- 9:
Khảm thượng khai khanh yểu vong tử tôn.

IV- 10:
Nhược khai Cấn vị bệnh tật ôn hoàng.

IV-11:
Bát trạch Lạc Việt:
Anh chị em cũng thấy rằng: 

Trong 8 phương thì đến 7 phương kỵ đào hầm, trừ phương Tốn. Nhưng nếu Tốn phạm lai long thì khỏi đào hầm luôn. Rõ ràng đây là điều thậm vô lý theo Bát trạch Minh Cảnh có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Như tôi đã nhiều lần nói rằng: Từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử, văn minh Hán tiếp thu không hoàn chỉnh, nên mới nhiều cái thậm vô lý như vậy.
Nhưng trong thiết kế nhà ở theo Bát trạch Lạc Việt, thì hầm không được đào ở phương vị tốt của gia chủ. Cụ thể là người Tây trạch thì các phương: Tây Bắc, Tây, Đông Bắc, Đông Nam không được đào hầm và kỵ phạm hướng lai long sẽ học sau.
- Không đào hầnm phương Đông Nam, dù tốt hay xấu theo Đông Tây trạch cũng không được đào hầm. Vì như vậy sẽ phạm: "Thủy ủng Địa hộ".
- Đào hầm không phạm Trung cung, nếu phạm sẽ hại vợ và trưởng nữ,
- Không đào hầm trên trên hành lang di chuyển trong nhà. Dễ mắc chứng bệnh đường ruột.


V. HẦM CẦU (BỀ PHỐT).
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:

V-1:
Nội dung trích dẫn

Trích: TÁC XÝ

(Cầu tiêu, rút trong Trần Tử Tánh)
Phàm xuất uế nơi bổn mạng hung phương để trấn trụ hung thần. Nên đào trên Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý và Thìn Tuất , Sửu, Mùi được đại kiết.




Khi chọn được hung phương để đào hầm cầu, nhà WC thì nên chọn 14 sơn nói trên trong hung phương. Sách Bát trạch Minh cảnh cho rằng: Dù hung phương chỉ nên đào hầm cầu trong 14 phương nói trên, Tuy nhiên điều này cần tham khảo. Bởi vì thực tế, nhà đất hiện nay một ngôi nhà trung bình chỉ khoảng 100m2, ngay cả tính phương xấu (gồm ba sơn xấu) cũng có thể chưa đủ rộng để đào hầm cầu. Nến nếu theo đúng sách Bát trạch Minh Cảnh thì trên thực tế không thể đào hầm cầu được. Trên thực tế, khi chọn phương đào hầm cầu, tôi chỉ chú trọng đến phương vị xấu mà không chú trong sơn. Tuy nhiên, tôi vẫn nhắc lại rằng: Vẫn cần chú ý kiêng đào hầm cầu như trường hợp đào hầm nói chung đã trình bày ở trên.








V -2: Những sơn cần kiêng đào hầm cầu và WC


Bát trạch Minh cảnh viết:
Nội dung trích dẫn

Càn thì đại kỵ. Tý, Ngọ vi thiên tung . Mẹo, Dậu vi Thiên hoành, Dần, Thân, Tỵ, Hợi vị tứ sanh.

Tử ngung: Càn vị Thiên môn, Khôn (Sách viết làTốn) vị địa Hộ. Tốn (Sách viết là Khôn) vi nhơn môn. Cấn vị quý lộ hựu vi tứ. Ly lập chi đại hại. Bất khả đối tiền môn, hậu môn cập trung đồng lai long, giữ bất khả cận tỉnh.



Tạm dịch:
Không nên đào ở sơn Tý Ngọ là trục của trời, Mão Dậu là đường đi của trời, Dần , Thân, Tỵ, Hơi, Hợi là 4 cửa sinh .
Hiệu chỉnh và lược dịch:
Có 4 chỗ thiết yếu là:
-Càn là Thiên Môn, Khôn là Địa hộ, Tốn là cửa của người, Cấn là đường nối kết của 4 phương (Càn – Khôn - Cấn - Tốn là Tứ di). Ở cung Ly đại hại.
-Hầm cầu không để đối xứng với cổng , cửa trước và cửa sau.
-Không cùng đường với long mạch( nên tránh TRẠCH NHÀ) và không để gần giếng.

Anh chị em thân mến.
Có một số đoạn trong sách Bát trạch Minh Cảnh tôi bỏ không dùng, nhưng sẽ đưa vào trong Tài liệu tham khảo để anh chị em tìm hiểu và so sánh với Bát trạch Lạc Việt.

Thiên Sứ


VI. ĐÀO GIẾNG

Cuộc sống hiện đại ở những đô thị đã khiến cho những ngôi gia ngày càng xa lạ với Giếng nước. Nhưng hình ảnh Cây đa - Giếng nước trong các làng quê Việt vẫn thực sự là một đặc thù của Việt Nam. Tôi có một tài liệu cổ (Bản dịch - Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong cuốn "Cội nguồn trăm họ" của giáo sư Bùi Văn Nguyên - hình như Ngài đã mất) trong đó Hoàng Đế Lạc Long Quân khuyên con dân Việt (Đại ý) rằng:
Những người Lạc Việt dù đi đâu, ở đâu thì cũng đào giếng và trồng cây đa bên cạnh để làm dấu hiệu nhận ra người đồng bào của mình.
Cây đa - Giếng nước đã trở thành một đặc thù của văn hóa làng xã Việt Nam. Bởi vậy, phong thủy Lạc Việt rất chú trọng đến vị trí đào giếng trải hàng ngàn năm qua, dù với bao thăng trầm của lịch sử. Những di sản còn lại tuy bị Hán hóa vẫn còn ghi nhận những phương vị đào giếng như Bát trạch Minh cảnh miêu tả dưới đây:
Sách Bát trạch Minh Cảnh viết:
Nội dung trích dẫn

XUYÊN TỈNH

(Đào giếng)
Tý thượng xuyên tỉnh xuất hạng nhân.
Sửu thượng huynh đệ bất tương thân.
Dần, Mão, Thìn, Tị giai bất kiết.
Bất lợi Ngọ, Tuất địa cầu tân.
Đại hung Mùi, Mão, Hợi phương khai tỉnh.
Thân, Dậu tiền hung hậu kiết luân.
Tuy hửu Càn hung ứng hoại chiếu.
Giáp Canh Nhâm Bính tá tuyền thâm.
Tỉnh-Táo tương khán nữ nam dâm loạn .
Xuyên tỉnh bất nghi tại Đoài phương. (Đoài vi thiếu nữ chủ đại dâm).



Nói nôm na theo nội dung của Bát trạch Minh Cảnh là:
1) Các sơn thuộc Địa chi và hai sơn Giáp Canh với phương Càn - Đoài không được đào giếng.
2) Giếng và bếp không được đối nhau.
Riêng Bát trạch Lạc Việt tiếp thu di sản trên và bổ xung thêm là:
1) Không được đào giếng ở các phương tốt của gia chủ.
(Riêng phần này sẽ tham khảo thêm khi anh chị em học đến hình lý khí).

2) Không được đào giếng ở Trung cung.

3) Không được đào giếng trong phòng chủ (Phòng chúa. Sau này khi học đến Cấu trúc hình thể (Dương trạch Tam yếu) sẽ tìm hiểu thêm.

4) Không đào giếng cung Khôn.

5) Không tiến hành đào giếng các cung bị phạm Thái Tuế trong Năm.

Thí dụ:
Năm Sửu - Thái Tuế cư hai sơn Sửu Cấn. Sơn Sửu kiêng đào giếng đã đành. Nhưng vào năm Sửu không đào giếng cung Cấn.
Ngoài ra cung đối xung Thái Tuế là cung Mùi Tốn cũng không được đào.
Về việc này đã có chứng nghiệm:
Cách đây hai năm, tôi và các anh Linh Trang, Hahùng, Phạm Cương và Nhosonla xuống Thanh Hóa sửa phong thủy từ thiện cho một người. Anh này khi làm nhà mới đã phát điên, đâm chết cha và chị ruột, bệnh viện trả về sau hai năm điều trị. Căn nhà này rất xấu và đã được chúng tôi hóa giải. Nhưng nguyên nhân sâu xa là anh này khi làm nhà đào giếng đã phạm sơn - tôi không nhớ rõ lắm và phạm Thái Tuế. Thực ra việc phạm tất cả những thứ đó cũng sẽ không phát tác ngay. Nhưng khi đào giếng, anh ta gặp một hòn đá đã cho nổ mìn phá đá để tiếp tục đào. Đất đào giếng dùng để làm nền nhà.
Trên đây tuy chỉ là một hiện tượng thực tế mà cá nhân tôi và anh em chứng nghiệm trùng khớp với những điều kiêng cữ được ghi nhận trong phong thủy, nhưng chúng ta nên thân trọng.
Dưới đây là hình minh họa những cung kiêng cữ khi đào giêng, theo Phong Thủy Lạc Việt.









VII. PHÂN CUNG PHÒNG 


Sách Bát trạch Minh Cảnh viết


TRANG TÒA

Thiên Sứ biên soạn lại
An trang theo 4 phương pháp:
VII - 1. Nên hạp mạng kiết phương. 
Tức là phải chọn hướng tốt cho mạng gia chủ. Tậy cung thì Tây trạch, Đông cung thì Đông trạch.
VII - 2. Phân phòng hạp kiết. 
Trong một ngôi gia luôn có 4 cung thuộc phương vị tốt và 4 cung thuộc phương vị xấu. Sau khi định tâm, phân cung bát trạch, chúng ta chọn những phương vị tốt để phân phòng định dạng thiết kế nhà. Với những phòng quan trọng như: Phòng khách, phòng gia chủ, phòng bếp phải đặt ở những phương vị tốt, cửa quay về hướng tốt và tọa ở phương vị tốt.
VII - 3. Hạp tọa sơn kiết. 

Tức là hướng hợp thuộc Đông trạch thì sơn tọa phải Đông trạch và ngược lại.

Phía sau lưng nhà, phòng, bếp....cần có sơn tốt theo phương vị tốt của tuổi gia chủ. Tất nhiên chúng ta cũng hiểu rằng: Không thể thỏa mãn cho tất cả các phòng ốc đều được - Hướng tốt, Tọa tốt và sơn tốt. Nhưng chúng ta cần biết về điều này để chọn thứ tự ưu tiên cho những phòng quan trọng, và trấn yểm những nơi xấu (Sẽ học sau).

Anh chị em lưu ý:
Trong Bát Trạch Minh Cảnh quan niệm riêng vị trí tọa của bếp thì phải ở phương vị xấu.
Bát trạch Lạc Việt quan niệm bếp phải bảo đảm các yếu tố: Hướng, sơn tọa đều tốt. Riêng vấn đề khí vượng sẽ học sau.

VII- 4. Hạp chiếu Thủy kinh. 
Xem lại bài "Đại môn" dưới đây: 
Nội dung trích dẫn


ĐẠI MÔN

(Cửa chánh)
Trích:
Sách Thông Thiên Chiếu Thủy kinh viết:

1) Quỷ nhập lôi môn thương trưởng tử.
2) Hỏa kiến Thiên môn thương Lão ông.
3) Ly xâm Tây Đoài phương thương nữ,
4) Tốn nhập khôn vị mẫu ly ông.
5) Đoài phòng Chấn, Tốn trưởng nhi nữ.
6) Cấn Ly âm phụ hoai gia phong.
7) Cấn Khảm tiêu khẩu đa tật bệnh,
8) Khôn Khảm trung Nam mạng tảo chung.
Hiệu chỉnh và lý giải theo Bát trạch Lạc Việt
Bát Trạch Minh Cảnh viết



* Dùng cửa luận phòng được kiết sanh con phát phước. Nếu chánh ốc (nhà chánh) tọa sơn không hạp sanh mạng, hảy dọn bên chái , (Tức chọn phòng lệch sang một bên có phương vị tốt), hoặc nhà nhỏ hạp mạng an trang mà ở, để chánh ốc, chánh phòng cho con cái đứa hạp mạng dọn ở cũng khỏi tai nạn, đặng phước. 

Đoạn này có những ý chính như sau:
- Cửa phòng tọa ở cung tốt thì phòng tốt. Căn cứ vào ngũ hành của cửa chính để luận đoán tính chất ngũ hành của phòng. Từ đó suy luận tính tương tác ngũ hành với mệnh (Theo cung phi của gia chủ).
- Nếu phòng chính trong nhà , hoặc nhà không hợp mạng (Theo cung phi) hãy dọn sang phòng hợp mạng để ở. Nhường lại cho con cái - đứa nào hợp mạng ở.
Anh chị em lưu ý: Trên thực tế ý này không đúng hoàn toàn. Vì trong nhà khi gia chủ đã không hợp thì toàn bộ các thành viên chịu ảnh hưởng theo. Thí dụ theo ý đoạn trên là:
Phòng tọa phương không hợp gia chủ, nhưng hợp cung mệnh con thì cho đứa con nào hợp ở phòng đó. Nhưng hướng tọa của cửa phòng vẫn phải hợp với gia chủ mới tốt. Nếu không sẽ phải trấn yểm thôi.

* Thềm sau thuộc Âm an trang sanh sự mộng mị cần trấn ếm. Thềm trước thuộc Dương, sanh chứng ói lừng lên, no hơi, nấc cục. 
Đoạn này trong sách cho rằng: Nếu an phòng ở thềm phía trước hoặc phía sau (Tức là cơi nới nhà) đều xấu.
Sách viết thất truyền, chỉ nửa chừng đứt đoạn khó hiểu. Nhưng tổng hợp cách sách và quán xét của tôi thì :
Nếu thểm trước ngắn mà không rộng rãi; hoặc nhà xây lấn thêm khuất thềm trước - khí tù không thoát được.
Nếu thểm (Sân sau) sau quá rộng - so với tương quan nhà - thì Âm khí vượng, sinh nhiều điều bất tường.
Sân trước , sân sau cần cân đối với cảnh quan của nhà.

*An trang gồm có phòng môn làm chủ, tọa phương Sanh khí từ nhiên sanh con phát tài. Đổi dữ ra lành, biến oán làm ơn đại kiết.
Phòng nên sáng không nên ám, ám sanh ra chuyện phiền đau, khóc hận. Nếu cửa phòng không tiện có ánh dương quang thì an mặt tiền gần ánh dương quang cũng đặng, kị tương xung may màn che lại.
Phòng ở mà u tối - không có ánh dương quang (Anh chị em lưu ý: Không có ánh dương quang chứ không phải vô khí). Nhưng đoạn trên nhắc nhở rằng: Dù có ánh dương quang nhưng từ hướng xấu thì phải may màn che lại. Sau này anh chị em học về khí thì sẽ biết rằng: Mọi sự chuyển động từ hướng xấu lại thì sẽ mang lại khí xấu. Tất nhiên mức độ nặng nhẹ khác nhau. Kể cả ánh sáng, âm thanh ..vv....
* Sách Đẩu Linh kinh văn viết:
Phàm định phương hướng chỉ luận gia trưởng niên mạng. Nhược gia trưởng một hậu (thác mất) du trưởng tử sanh mạng định chi. Nhược chỉ hửu chủ mẫu đương gia, dỉ chủ mẫu vi chủ".

Chính sự mập mờ của đoạn này khiến các phong thủy gia hiện nay lúng túng trong việc định người đứng gia chủ. Có người theo phương pháp luận kinh tế học cho rằng "Ai làm ra kinh tế đứng cung mạng gia chủ, bất luận nam, nữ". Có người lấy phương pháp luận xã hội học lấy ai đứng tên sổ đó làm chủ". Bát trạch Lạc Việt đã chỉ rõ nguyên lý "Âm thuận tùng Dương - Dương trước Âm sau" và đồng đẳng.

About Author

Advertisement

Post a Comment

 
Top