MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÂM NHÀ - ĐẤT TRONG PHONG THỦY
I - 1. Tầm quan trọng của việc định tâm đất trong phong thủy.
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định yếu tố thực tiễn và khách quan của phương pháp ứng dụng trong phong thủy chính là sự tương tác. Sự nắm bắt qui luật tương tác của vũ trụ, thiên nhiên, môi trường và cụ thể của những cấu trúc vật chất trong ngôi gia đã làm nên tính ứng dụng của phong thủy. Nhận xét này của chúng tôi, bước đầu đã xóa bỏ bức màn huyền bí của môn phong thủy Đông phương và đưa phong thủy vào đối tượng nghiên cứu khoa học một cách có căn cứ khoa học.
Lý thuyết khoa học hiện đại đã xác định rằng:Bản chất sự hình thành và phát triển trong vũ trụ chính là sự tương tác. Tính chất tương tác như thế nào thì sự vật, sự việc thể hiện như thế đó.
Luận điểm này của chúng tôi được hầu hết những nhà nghiên cứu Lý số về bản chất của Phong Thủy thừa nhận.
Trên cơ sở nhất quán của luận điểm này, chúng tôi xét trong mối tương tác của thế giới vật chất nói chung thì việc định tâm nhà đất là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì từ đó chúng ta mới có thể phân cung điểm hướng là những thành tố mang tính dự kiện ban đầu chi phối hấu hết những phương pháp ứng dụng trong phong thủy.
Trong ứng dụng phong thủy lưu truyền câu: “Nhất vị, nhị hướng” – vị ở đây quan trọng nhất chính là tâm. Tâm nhà đất là nơi chịu tác động mạnh nhất và là nới tập trung các yếu tố tương tác.
Có thể khẳng định rằng: Định tâm nhà đất sai thì các phương pháp ứng dụng Phong Thủy cũng sai lệch. Định tâm sai, nhẹ thì sẽ giảm hiệu quả của các phương pháp Phong Thủy, nặng thì có thể gây nguy hại khôn lường, thậm chí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gia chủ.
Nhưng chính sự mơ hồ do thất truyền trong nguyên tắc định tâm đất trong phong thủy từ hàng ngàn năm qua lại là một trong những yếu tố quan trong góp phần làm nên sự mơ hồ và huyền bí của Phong Thủy. Do việc định tâm sai, sẽ dẫn đến phương pháp ứng dụng sai ở các phương vị cần phát huy , hoặc hạn chế các quy luật tương tác tốt, hay xấu.
Từ mục đích làm sáng tỏ tính khoa học của khoa Phong Thủy, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đưa ra một phương pháp định tâm nhà đất chính xác và hợp lý trong Phong thủy - mang tính nguyên lý, từ đó có thể giải thích được hầu hết các hiện tượng liên quan cũng như phát huy được tính ứng dụng hiệu quả và thống nhất của các phương pháp ứng dụng Phong Thủy như Bát Trạch, Huyển Không, Loan đầu hình lý khí… nhân danh Phong Thủy Lạc Việt.II - PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT TRONG PHONG THỦY CỔ.
II - 1. Định tâm đất - Sự thất truyền của lý thuyết căn bản trong phong thủy cổ.
Một điểu dể dàng nhận thấy rằng: trong tất cả các sách vở cổ về Phong Thuỷ lưu truyền đến nay, đều không đặt ra vấn đề này. Sách xưa sở dĩ không đề cập đến, một phần vì do thất truyền những nguyên lý thuyết căn bản của Phong thuỷ và một phần nữa có thể hiểu rằng: Các căn nhà xây theo kiến trúc Đông phương cổ phần lớn đều tuân theo những hình kỷ hà mang tính cân đối như hình vuông hay chử nhật. Bởi vậy sự định tâm đã được mặc nhiên xác định.
Ngày nay, khi cuộc sống trở nên hiện đại, các đô thị, cao ốc, căn hộ dân cư phát triển rất nhiều so với trước kia và các công trình kiến trúc đó lại mang nhiều hình thế phức tạp. Do thiếu một nguyên lý căn bản làm kim chỉ nam, nên khi có thay đổi trong các cấu trúc hiện đại so với cấu trúc cổ, các phong thuỷ gia trở nên lúng túng về phương pháp ứng dụng Phong Thủy. Những vấn nạn của Phong thuỷ hiện đại thường thấy chính là vấn đề định tâm nhà đất và phân quái trong các tầng nhà (Theo phương pháp “Dương trạch tam yếu”).II - 2. Sai lệch và khiếm khuyết của phương pháp định tâm nhà trong phong thủy từ trước đến nay.
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các phong thuỷ gia mặc dù hiểu được tẩm quan trong của việc định tâm nhà đất nhưng không thể đưa ra được phương pháp định tâm chính xác, hợp lý và lẽ dĩ nhiên là không thể định tâm được những căn nhà hoặc miếng đất mang hình thể phức tạp.
Sau đây là những phương pháp địng tâm nhà đất thường thấy trong các sách dạy ứng dụng Phong Thủy đang bày bán tại các nhà sách trong cả nước, cụ thể:a/ Nguồn tham khảo 1:
Trích: Thao tác và ứng dụng về Phong Thủy – tác giả Tống Thiệu Quang – NXB Hải Phòng
"Lập cực là một danh từ chuyên dùng để chỉ phương pháp xác định tâm của ngôi nhà. Muốn xem Phong Thủy Dương Trạch cần phải tìm ra được điểm trung tâm. Một khi đã tìm ra được điểm trung tâm thỉ có thể đoán được hung cát của nó từ tám hướng. Và có một số phương pháp tìm ra vị trí trung tâm của ngôi nhà là:
- Lấy trọng tâm trong lực học vật lý làm trung tâm
- Loại bỏ những phần lồi ra và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Bổ sung thêm vào phần lõm và tiếp tục tìm điểm trung tâm
- Lấy bình quân của 2 phần lồi lõm, sau đó mới tìm được điểm trung tâm
Hinh1. Lấy bình quân của 2 phần lồi và lõm, lúc này nó sẽ giống như là diện tích của hình vuông, sau đó ta lấy điểm giao nhau thì đây chính là điểm lập cực
Hinh2. Mặt bằng có 2 vị trí đểu lõm vào, ta tiến hành làm đầy hai phẩn này rổi dựa vào điểm giao nhau của 4 góc rổi tÌm ra điểm lập cực.
Hinh3. Mặt bằng có 1 vị trí lồi ra, ta tiến hành loại bỏ phẩn này rổi tìm ra điểm lập cực từ điểm giao nhau của 4 góc.
Hinh4. Mặt bằng có hình chữ L thì ta lấy một đường thẳng song song ở giữa của 2 đẩu, điểm giao nhau trên đường thẳng chính là điểm lập cực"
b/ Nguồn tham khảo 2:
Trích: Cách sử dụng La Bàn trong Phong Thủy – Tác giả Tuệ Duyên – NXB Thanh Hóa
"Đối với các mặt bằng không theo hình thù nào cả thì có nhiều cách để tìm ra điểm trung tâm:
a) Phương pháp hình học: Đối với kiến trúc mà nói, đường mặt bằng cơ bản thường là hình chữ nhất hợp thành, thường do một hình chữ nhật chủ yếu là chính, có chổ nào đó lồi lõm, như vậy phải dùng cách kê bằng để biến chúng thành hình chữ nhật đúng quy cách thì sẻ tìm ra trung tâm mặt bằng (Hỉnh 5)
b ) Phương pháp trọng tâm: Đem một mặt bằng phức tạp cắt ra, đặt lên đầu cái Kim đài thì sẽ đo ra trọng tâm của mặt bằng kiến trúc. Trọng tâm của mặt bằng có lúc không hoàn toàn trùng khớp với trung tâm nhưng thông thường rất gần trùng hợp (hình 6)
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->c/ Nguồn tham khảo 3:
Các cách tính tâm thông thường hay gặp ở các tài liệu khác:
Dùng đường bao chung quanh hình biểu kiến mặt bằng nhà đất để xác định hình cơ bản, sau đó định tâm nhà bằng cách xác định trọng tâm hình cơ bản đó. Tham khảo các trường hợp sau (Nét màu đen là đồ hình mặt bằng nhà. Nét màu hồng / đỏ là hình biểu kiến bao quanh đồ hình mặt bằng nhà để định tâm):
Hình. 7
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->Hình. 8
<!--[endif]-->
II - 3. Nhận xét về các phương pháp định tâm nhà đất nêu trên:
a/ Nguồn tham khảo 1.
- Chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng tâm nhà đất và cho đó là điểm lập cực.
- Phương pháp định tâm rất mơ hồ không có nguyên lý, thậm chí mâu thuẫn với cả tiêu chí ban đầu đưa ra là lấy trọng trâm trong lực học vật lý làm trung tâm.
- Định tâm theo phương pháp ở Hình 3, Hình 4 dẫn đến sai lệch rất nhiều (sẽ có dẫn chứng cụ thể khi so sánh với phương pháp của Phong Thủy Lạc Việt do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương)b/ Nguồn tham khảo 2.
- Cả 2 phương pháp đều không nêu được nguyên lý để định tâm trong các trường hợp mặt bằng phức tạp: - Phương pháp hình học: cách định tâm rất cảm tính và mơ hồ, nếu xem tâm trọng tâm vật lý của mặt bằng biểu kiến thì cách định tâm này cũng không chính xác.
- Phương pháp trọng tâm: trực tiếp thừa nhận không thể định tâm chính xác. Đồng thời phương pháp này rất mất thời gian, không thực tế và mang sai số nhất định do đo bằng Kim đài.c/ Nguồn tham khảo 3.
- Cách định tâm nhà ở trên là sai. Bởi vì khi dùng hình biểu kiến thì đó là tâm hình biểu kiến chứ không phải tâm thực sự của mặt bằng nhà, hoặc tỷ lệ mặt bằng nhà. Sự sai lệch này sẽ là không đáng kể nếu các khối hình thể riêng liên quan đến hình thể nhà có sự chênh lệch không lớn (Như thí dụ ở hình 7), nhưng sẽ rất nguy hiểm vì sự chệnh lệch lớn (Như thí dụ ở hình 8 và hình 9).II - 4. Nhận xét chung:
Tính đến thời điểm hiện tại
Chính do tính thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết, nên các phương pháp ứng dụng của phong thủy hiện nay chưa có một định nghĩa hợp lý và phương pháp, có nguyên lý cụ thể cho việc định tâm nhà đất một cách chính xác.
Các phương pháp định tâm nhà đất của các Phong thủy gia hiện tại tùy tiện, mơ hồ và chứa nhiều sai lệch. Diện tích nhà đất càng lớn, càng phức tạp thì sự sai lệch càng lớn. Điều này cực kỳ nguy hiểm trong Phong thủy, nhất là khi có liên quan đến sự trấn yểm.III. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT CỦA PHONG THỦY LẠC VIỆT
DO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG (TTNCLHDP) PHỤC HỒI.
III - 1. Định nghĩa tâm nhà đất.
Phong thuỷ phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, quan niệm rằng: Vạn vật đều có sự tương tác. Đây là một nguyên lý được xác nhận của khoa học hiện đại. Và Phong thuỷ chính là phương pháp hiệu chỉnh sự tương tác đó lên nơi ở ảnh hướng tới con ngưởi. Xuất phát từ nguyên lý khoa học trên thì vị trí căn bản chịu tương tác mạnh nhất chính là vị trí trọng tâm của hình thể chịu tương tác.
Do đó, phương pháp tính đúng trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc miếng đất là bước đầu tiên quan trọng trong việc phân cung, điểm hướng - là một thành tố quan trọng trong ứng dụng Phong thuỷ. Định nghĩa trọng tâm của đồ hình diện tích căn nhà - hoặc miếng đât theo Phong thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương là:
Trọng tâm của hình thể mặt bằng diện tích nhà hoặc đất trong Phong thủy chính là điểm tạo sự cân bằng cho đồ hình đó trong không gian.
Hình minh họa
Hay nói một cách khác:
Nếu hình thể đồng dạng của diện tích nhà hoặc đất, được thể hiện bằng vật thể đồng chất thì trọng tâm của nó chính là điểm cân bằng khi ta treo nó trong không gian chính vào điểm ấy.
Trên cơ sở xác định tính khoa học bản chất của phong thủy là tính tương tác và sự ứng dụng quy luật của sự tương tác, chúng tôi nhận thấy rằng:
Sự tương tác cân bằng chính là sự tương tác với trọng tâm biểu kiến của vật thể đó.
Đây chính là nguyên lý khoa học của việc định tâm nhà đất theo phong thủy Lạc Việt của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Từ đó xác định mọi phương pháp định tâm trong Phong thủy Lạc Việt, mà chúng tôi tiếp tục trình bày dưới đây.
2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỌNG TÂM HÌNH THỂ NHÀ ĐẤT.
2-1. Vẽ sơ đồ nhà theo tỷ lệ qui ước:
Khi tiến hành ứng dụng phương pháp phong thuỷ cho một ngôi nhà hoặc một cuộc đất, để biết trọng tâm nhà, chúng ta phải vẽ lại sơ đồ hình thể diện tich ngôi nhà đó theo một tỷ lệ quy ước. Việc làm này tương tự như một kỹ sư kiến trúc vẽ kiểu nhà.2-2. Phương pháp căn bản trong tính trọng tâm:
2-2-1. Nhà đất có hình thể đơn giản:
Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất nằm trong các hình thể kỷ hà mà tự nó đã mang tính cân đối hình học như: Hình vuông, chữ nhật, lục giác, hình bình hành, tròn …vv… thì trong tâm là giao điểm hai đường chéo. Trong trường hợp là hình tam giác thì trọng tâm của hình tam giác chính là giao điểm của ba đường trung tuyến.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
2-2-2. Nhà đất có hình thể phức tạp:
A - Nếu ngôi nhà hoặc cuộc đất có hình thể phức tạp thì chúng ta phải làm từng bước sau đây:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để tính trọng tâm và diện tích từng hình.
b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối trọng tâm của từng hình. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
c / Trọng tâm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.
B - Minh họa phương pháp tính tâm nhà đất:
Chúng sẽ tiến hành lấy một hình thể nhà đất phức tạp để làm ví dụ minh họa. Miếng đất hoặc căn nhà hình chữ “L” thuộc hình thể nhà đất phức tạp, nhưng cũng rất thường gặp trong thực tế.
Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ thao tác định tâm hết sức cơ bản và chính xác để xác định tâm của loại cuộc nhà đất này: Hình đồng dạng tỷ lệ với nền nhà có hình thể và kích thước như hình “L” dưới đây:
Tiến hành từng bước theo a/ b/ c ở trên, ta lần lượt có:
a/ Phân ra thành từng hình kỷ hà độc lập để có thể tính trọng tâm và diện tích từng hình.
Trên cơ sở hai hình đã phân này, chúng ta dễ dàng có trọng tâm từng hình:
- Hình lớn có diện tích là: 6 x 20 = 120
- Hình nhỏ có diện tích là 5 x8 = 40.
b/ Sau đó liên kết trọng tâm các khối hình đó, qua đường nối tâm của chúng. Trọng tâm chung của khối liên kết sẽ nằm trên đường nối tâm này.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->c/ Trọng tâm nằm trên đường nối liên kết từng khối hình này tương ứng với tỷ lệ nghịch của diện tích hai hình liên kết.
Chúng ta có tỷ lệ diện tích hai hình trên là:
40 / 120 = 1/ 3. Cộng 1 với 3 = 4 .
Như vậy, chúng ta có trọng tâm nằm ở vị trí 1/ 4 chiều dài đường nối tâm – theo tỷ lệ nghịch như sau:
Dùng thước đo cụ thể chiều dài đường nối tâm trên hình vẽ. Sau đó chia làm 4 phần. Lấy điểm 1/ 4 chiều dài về phía có diện tích lớn. Đây chính là trọng tâm của khối hình này
Hình 13.
Bước c/ xác định chính xác trọng tâm của hình thể
Như vậy trọng tâm của hình thể này chính là tâm của cuộc nhà đất nói trên
H.14
Ta dễ dàng nhận thấy có một sai lệch rất lớn ở phương pháp định tâm của hiện tại của các Phong Thủy gia so với phương pháp định tâm chính xác, mang tính nguyên lý của Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông Phương.2 - 2 - 4. Phương pháp tính trọng tâm có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngoài phương pháp định tâm nhà đất cơ bản trên, chúng tôi còn đưa ra thêm 3 phương pháp với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính như Auto Cad, Excel, phần mềm Phong Thủy chuyên dụng riêng của Nguyễn Như Kiên, kỹ sư thủy lợi, email: kimkien@gmail.com. thành viên nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương.
Phương pháp này được mô tả như sau:a/ Định tâm nhà đất bằng phần mềm AutoCAD:
Vẽ- hình tỉ lệ biểu kiến của nền nhà hay cuộc đất trong AutoCAD
- Tạo 1 region từ hình vừa tạo bằng lệnh Boundary.
- Xác định tâm của hình (centroid) qua lệnh massprop.
trong hình vẽ minh họa dưới tọa đây tâm hình có tọa độ X = 4.444; Y = 7.777
2-2-3. So sánh với các phương pháp định tâm ở mục II - a/.
Hình 16
Định tâm nhà đất bằng phần mềm Excel:
Vẽ hình trên 1 trục xOy bất kỳ.
- Gán tọa độ cho các điểm (Ví dụ hình trên điểm A có tọa độ (0, 0); điểm B(0, 15); điểm C(10, 10); điểm D(0, 10)
- Tính tọa độ trọng tâm hình (trong hình là Xc và Yc) qua công thức:
(Công thức này tính bằng excel hoặc MathCAD thì rất nhanh & có thể lập công thức 1 lần dùng nhiều lần)
c) Định tâm nhà đất bằng phần mềm Phong thủy chuyên dụng:
Tham khảo phần bài viết và trình bày của Nguyễn Kim Sơn – Thành viên Ban Nghiên cứu Phong Thủy – TT Nghiên cứu lý học Đông Phương(*)IV. TÍNH NGUYÊN LÝ VÀ ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM NHÀ ĐẤT
TRONG PHONG THỦY LẠC VIỆT.
IV - 1. Định tâm chính xác
Phát huy hiệu quả của các phương pháp ứng dụng trong Phong Thủy.
Có thể nói, phương pháp định tâm nhà đất trên của Phong thủy Lạc Việt là một phương pháp hoàn chỉnh và có tính nguyên lý. Từ việc định tâm nhà đất chính xác dẫn dến việc định phương vị sơn hướng chính xác, các phương pháp ứng dụng Phong thủy sẽ phát huy tính hiệu quả của nó. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này qua hình minh họa dưới đây:
Hình a.
Kết quả định tâm theo Phong thủy Lạc Việt cho việc định vị các hướng như sau trên diện tích nhà.
Giả định nhà hướng Càn Tây Bắc và các phần màu vàng thể hiện các phương vị tốt trên mặt bằng nhà.Hình b:
Kết quả định tâm trong phong thủy phổ biến hiện nay cho việc định phương vị tốt xấu khác hẳn.
Như vậy, nếu chúng ta giả định rằng:
Không có sự đổi chỗ Tốn Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt trong Phong thủy Lạc Việt thì việc định tâm trên của phương pháp phổ biến hiện nay trong phong thủy, cũng tạo ra sự khác biệt lớn về phương vị tốt xấu trên mặt bằng nhà so với phương pháp định tâm của Phong thủy Lạc Việt. Điều này sẽ quyết định tính hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp phong thủy.IV - 2. Tính hợp lý trong định tâm nhà theo Phong Thủy Lạc Việt và các vấn đề liên quan.
Qua hai đồ hình so sánh phương pháp định tâm trình bày ờ phần IV - 1, chúng ta thấy rằng:
Sự định tâm phổ biến hiện nay có một sai số rất lớn so với phương pháp định tâm được phục hồi từ Phong thủy Lạc Việt. Sự định tâm đúng sẽ dẫn đến việc phân cung điểm hướng đúng. Trên cơ sở đó, các phương pháp ứng dụng của phong thủy như bố trí phòng ốc, công trình phụ, cầu thang, bếp sẽ hoàn toàn chính xác.
Ngược lại, với phương pháp định tâm phổ biến hiện nay trong phong thủy phi Lạc Việt rõ ràng có sai số rất lớn. Từ đó các qui ước trong phương pháp ứng dụng nhưng tiêu chí của phong thủy sẽ bị sai.V. KẾT LUẬN:
Như vậy, xuất phát từ một nguyên lý nhất quán và hoàn toàn khoa học là nguyên lý tương tác, đã xác định tính cân bằng tương tác đối với một hình thể đơn vị diện tích, để xác định trọng tâm nhà đất trong phong thủy Lạc Việt. Phương pháp định tâm chính xác này là tiền đề nòng cốt cho việc ứng dụng hiệu quả và chính xác của các hàng loạt phương pháp khác như Bát trạch, Loan đầu, Dương trạch tam yếu, Huyền không phi tinh… Và từ đó Phong Thủy Lạc Việt tiến tới làm sáng tỏ hoàn toàn những bí ẩn trài hàng thiên niên ký trong phong thủy của nền văn hóa Đông phương. Đó là tính nhất quán, tính hệ thống, tính quy luật, khách quan và tăng thêm khả năng dự báo của Phong thủy Lạc Việt phủ hợp với tiêu chí khoa học.
Kết quả của phương pháp định tâm trong phong thủy Lạc Việt xuất phát từ một thực tại khách quan và được khoa học thừa nhận. Đó chính là nguyên lý tương tác trong vũ trụ và minh định tính khoa học đích thực của khoa phong thủy vốn thất truyền những nguyên lý lý thuyết của nó thể hiện trong các cổ thư còn lại.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
.................................................
Châu Thế Vinh - Thành viên ban Nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt.
PHẦN KHAI TRIỂN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM CỦA HỌC VIÊN VINHL
Phần này là phần giới thiệu thêm các phương pháp định tâm bằng toán học của các học viên lớp Phong Thủy Lac Việt Khóa 02.
1. PHƯƠNG PHÁP TOÁN PHƯƠNG TRÌNH:
Học viên VinhL đã tổng kết lại hết tất cả các phương pháp định tâm để các Anh Chị Em có thể nghiên cứu và tùy nghi mà sử dụng (nhưng chỉ thiếu phần thí dụ).
2. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM THEO TOÁN HÌNH HỌC:
Phương pháp này do Học viên VinhL trình bày trong khóa II Phong Thủy Lạc Việt. Ứng dụng phương pháp này chúng ta sẽ có một cách định tâm nhanh cho những công trình lớn với hình thể phức tạp.
Học viên VinhL đưa ra hai phương pháp, một vận dụng chương trình toán học cấp cơ sở, hai là phương pháp đơn giản phân hình.PHƯƠNG PHÁP COMPA BÚT CHÌ:
Chỉ cần com-pa, thước kẻ, bút chì thì có thể dùng cách tính trọng tâm bằng cắt hình thành các hình tam giác, chữ nhật, hình vuông. Theo các nguyên tắc sau:
1. Chia thành các hình vuông, chữ nhật lớn nhất có thể nội tiếp đường biên. Ưu tiên ở vị trí trung tâm.
2. Phần còn lại có thể chia thành các hình tam giác nội tiếp đường biên. Ưu tiên tam giác vuông hoặc cân.
3. Trọng tâm của hình vuông, hình chữ nhật là giao của 2 đường chéo. Diện tích S = a.b
4. Trọng tâm của hình tam giác là giao của 2 đường trung tuyến. Diện tích S = a.h/2
5. Trọng tâm của các hình ghép tuân theo công thức Sa.Ra = Sb.Rb, có thể ghép từng cặp. Dùng thước để nối từng cặp tâm rồi đo để tính diện tích và chia ra tâm mới.
6. Có thể ước lượng các hình bất kỳ bằng 1 tam giác nội tiếp trong đường biên đó, nếu muốn tăng độ chính xác thì chia thành nhiều tam giác.Phương pháp này có ưu điểm:
- Dụng cụ đơn giản.
- Tính toán đơn giản.
- Độ chính xác khá cao phụ thuộc vào cách chia hình.
- Có thể áp dụng trực tiếp trên bản vẽ mặt bằng có sẵn của gia chủ do vậy dễ dàng phân cung luôn trên bản vẽ quy hoạch phòng.
Đây là ví dụ tính trọng tâm của hình mà bạn VinhL đã dùng để thử, nếu dùng phương pháp thước + bút chì thì mất tối đa là 5p.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->3. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM THEO TOÁN HÌNH:
Sau đây là bài phương pháp định tâm. Ưu điểm của phương pháp là do sử dụng các công thức có sẳn để tính diện tích, và tọa độ của tâm cho các hình đơn vị.
4. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÂM KHÔNG CẦN TÍNH TOÁN:
Vật liệu: 01 tấm bìa cứng, 01 cục pin, 01 sợi chỉ, kéo, 01 đồng tiền khoét lổ.
- Cắt hình phỏng theo diện tích hình muốn tìm tâm.
- Ghim cái pin vài hình gần cạnh, (càng gần càng tốt), xoáy lổ cho to ra để hình cắt có thể di -động. ghim hình lên tường hoặc bản để hình tự di động.
- Khi hình hết di động, máng đầu cộng chỉ có khoanh tròn vào pin, đầu có đồng tiền thòng xuống. Lấy viết vẽ đường thẳng theo cộng chỉ.
- Ghim cái pin vài điểm khác gần cạnh, để hình di động tự do, treo sợi chỉ lên thòng đồng tiền xuống và vẽ đường thẳng treo sợi chỉ.
- Lập lại làn 3 với một điểm khác.
- Tâm của hình là giao điểm 3 đường thẳng.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]--> <!--[if !supportLineBreakNewLine]--> <!--[endif]-->
Post a Comment