Học Phong Thủy Học Phong Thủy Author
Title: PHONG THUỶ HỌC P14:PHONG THỦY QUÁI DỊCH
Author: Học Phong Thủy
Rating 5 of 5 Des:
PHONG THỦY QUÁI DỊCH 1). Nguồn gốc và nguyên tắc  Vốn dĩ khi chúng ta nghiên cứu PT , ai cũng biết nó dựa trên nguyên lý Âm Dương , N...

PHONG THỦY QUÁI DỊCH

1). Nguồn gốc và nguyên tắc 

Vốn dĩ khi chúng ta nghiên cứu PT , ai cũng biết nó dựa trên nguyên lý Âm Dương , Ngũ Hành , Bát Quái và không ra ngoài Ý của Dịch. 
Theo sử sách ghi lại có tới 9 loại Dịch , gọi là Cửu Dịch , nhưng theo thời gian đã thất truyền , chỉ còn lại 3 loại Dịch hiện nay đang sử dụng , đó là Liên Hoa Dịch , Quy Tàng Dịch và Kinh Dịch. Mà Liên Hoa Dịch và Quy Tàng Dịch là nội dung chính trong cuốn Thái Ất Thần Kinh ( do dòng họ Lương Nhữ Hốt người Hoa gốc Việt soạn ra theo tài liệu cổ, sau truyền lại cho Lương Đắc Bằng , và cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là được truyền lại từ Lương Đắc Bằng ). Muốn nghiên cứu tài liệu này , phải có sự thông hiểu Kỳ Môn Độn Giáp mới nghiên cứu nổi , vì lời văn trong sách này rất cao sâu , thâm thúy. 
Nguyên tắc của Kinh Dịch là lấy Quái đơn xếp chồng lên Quái đơn tạo thành quẽ kép. Quẽ trên là quẽ Ngoại , hay còn gọi là Quẽ Thượng. Quẽ dưới gọi là quẽ Nội , còn gọi là Quẽ Hạ. 


Trong PT , nếu theo Âm trạch thì lấy Long và Thủy Hướng , 2 điểm chính để lập quẽ ; theo Dương Trạch thì lấy Tọa và Hướng , 2 điểm chính để lập quẽ. Và Long ( hay Tọa ) được chọn làm quẽ nội ( tức quẽ Hạ ) , Thủy ( hay Hướng ) làm quẽ Ngoại ( tức quẽ Thượng ). 
Ví dụ như : Mộ có Càn Long , Thủy lưu đáo Tốn. 
Càn vi Trạch làm quẽ Hạ , Tốn vi Phong làm quẽ Thượng. 
Vậy Mộ này xác lập quẽ : Phong Trạch Trung Phu. 
Mỗi quẽ đơn có 3 hào , nên khi chồng quẽ lên có 6 hào. Số hào được đếm từ dưới lên trên , và từng hào có tên riêng của nó như sau : 
_ Hào 1 : Là hào dưới cùng , gọi là Hào Sơ , nếu hào này là Hào Dương thì gọi là Sơ Cửu , nếu hào này là Âm thì gọi là Sơ Lục. 
_ Hào 2 : Là hào giửa của quẽ Hạ , gọi là Hào Nhị , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Cửu Nhị , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Nhị. 
_ Hào 3 : Là hào trên cùng của quẽ Hạ , gọi là Hào Tam , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Cửu Tam , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Tam. 
_ Hào 4 : Là hào dưới cùng của quẽ Thượng , gọi là Hào Tứ , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Cửu Tứ , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Tứ. 
_ Hào 5 : Là hào giửa của quẽ Thượng , gọi là Hào Ngũ , nếu hào này là Dương thì gọi là Cửu Ngũ , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Lục Ngũ. 
_ Hào 6 : Là hào trên cùng của quẽ Thượng , gọi là Hào Lục , nếu hào này là hào Dương thì gọi là Thượng Cửu , nếu hào này là hào Âm thì gọi là Thượng Lục. 
Hào Dương là vạch liền __ , Hào Âm là vạch đứt nối -- 
Người ta sử dụng chữ Cửu để ám chỉ Hào Dương , chữ Lục để ám chỉ Hào Âm. Đấy là trên nguyên tắc Âm Dương , 9 là số lẽ là Dương , 6 là số chẵn là Âm. 
2). Tên và Ý nghĩa cơ bản của 64 quẽ Dịch : Đây chỉ là ý nghĩa cơ bản theo Dịch Số PT , chứ chưa phải Ý Nghĩa theo Dịch Lý. Nó chỉ có ý nghĩa gói gọn trong trường phái này thôi , cho nên chết nghĩa , mới là Dịch Số ; chỉ khi thoáng ý mới là Dịch Lý. 
_ Bát thuần Càn ( trên Càn , dưới Càn ) : 
Mạnh tốt , cứng cáp , kiêu sa. 
_ Thiên Phong Cấu (trên Càn , dưới Tốn ) : 
Gặp gỡ , coi chừng hạng con gái hư hỏng , lăng loàn. 
_ Thiên Sơn Độn ( trên Càn , dưới Cấn ) : 
Trốn tránh thì hanh thông , không nên lộ diện. 
_ Thiên Địa Bĩ ( trên Càn , dưới Khôn ) : 
Thời vận không hợp , rất xấu , đang bị suy sụp. 
_ Phong Địa Quán ( trên Tốn , dưới Khôn ) : 
Đã có tiếng tăm không nên khoe khoang , nên giữ điều chính đáng. 
_ Sơn Địa Bác ( trên cấn , dưới Khôn ) : 
Đến thời suy , hãy ngưng việc , tiến tới sẽ thất bại. 
_ Hỏa Địa Tấn ( trên Ly , dưới Khôn ) : 
Làm việc lớn sẽ có lợi lớn , được đón tiếp nồng hậu. 
_ Hỏa Thiên Đại Hữu ( trên Ly , dưới Càn ) : 
Vận lớn đã tới , rất hanh thông Cát tường. 
8 quẽ trên đây đều thuộc cung CÀN , thuộc Kim. 
_ Bát thuần Đoài ( trên Đoài , dưới Đoài ) : 
Được vui vẻ , thông cảm lẫn nhau. 
_ Trạch Thủy Khốn ( trên Đoài , dưới Khảm ) : 
Thời vận đang xấu , không nên làm việc gì. 
_ Trạch Địa Tụy ( trên Đoài , dưới Khôn ) : 
Nhóm họp , dâng quà biếu lên người trên thì tốt. 
_ Trạch Sơn Hàm ( trên Đoài , dưới Cấn ) : 
Yêu đương , chuyện tình cảm , thứ nữ có lợi. 
_ Thủy Sơn Kiển ( trên Khảm , dưới Cấn ) : 
Hướng Tây nam có lợi , hướng Đông Bắc thì hao tổn. 
_ Địa Sơn Khiêm ( trên Khôn , dưới Cấn ) : 
Nên khiêm tốn , nhún nhường ắt được việc tốt. 
_ Lôi Sơn Tiểu Quá ( trên Chấn , dưới Cấn ) : 
Chỉ nên làm những việc nhỏ thôi , không nên làm những việc lớn. 
_ Lôi Trạch Qui Muội ( trên Chấn , dưới Đoài ) : 
Như con gái về nhà chồng , phải nhẫn nhịn , nép mình. 
8 quẽ này thuộc cung Đoài , thuộc Kim. 
_ Bát thuần Ly ( trên Ly , dưới Ly ) : 
Chính đáng , nuôi trâu bò súc vật thì tốt. 
_ Hỏa Sơn Lữ ( trên Ly , dưới Cấn ) : 
Mất gốc , phải xa nhà , nên tùy thời mà ứng biến 
_ Hỏa Phong Đỉnh ( trên Ly , dưới Tốn ) : 
Phục vụ cho mọi người , việc gì cũng tốt. 
_ Hỏa Thủy Vị tế ( trên Ly , dưới Khảm ) : 
Thời xấu , không nên làm việc gì. 
_ Sơn Thủy Mông ( trên Cấn , dưới Khảm ) : 
Chưa sáng sủa , chưa thành đạt , còn non nớt. 
_ Phong Thủy Hoán ( trên Tốn , dưới Khảm ) : 
Lìa tan , chia ly , có níu kéo cũng chẳng được gì. 
_ Thiên Thủy Tụng ( trên Càn , dưới Khảm ) : 
Bị kiện cáo , hãy nhờ người minh oan , không nên kiện cáo người. 
_ Thiên Hỏa Đồng Nhân ( trên Càn , dưới Ly ) : 
Thời vận hanh thông , nên kết hợp làm ăn , thuận lợi cát tường 
8 quẽ này thuộc cung Ly , thuộc Hỏa. 
_ Bát thuần Chấn ( trên Chấn , dưới Chấn) : 
Có những sự việc bất ngờ tới , hãy vững tâm , sau sẽ rất tốt. 
_ Lôi Địa Dự ( trên Chấn , dưới Khôn ) : 
Nên khởi công làm việc , rất tốt. 
_ Lôi Thủy Giải ( trên Chấn , dưới Khảm ) : 
Đi về phía Tây Nam thì có lợi , không nên khuếch trương hãy giử yên như cũ , đừng đa sự , làm việc phải thật nhanh , chậm trễ thì hỏng. 
_ Lôi Phong Hằng ( trên Chấn , dưới Tốn ) : 
Cưới hỏi rất tốt , lập gia đình vững bền , cát tường. 
_ Địa Phong Thăng ( trên Khôn , dưới Tốn ) : 
Thời vận đang hướng lên, cứ tận dụng. 
_ Thủy Phong Tĩnh ( trên Khảm , dưới Tốn ) : 
Thời mạt vận , có nhiều người quấy nhiễu , hãy vững tâm sẽ vượt qua được. 
_ Trạch Phong Đại Quá ( trên Đoài , dưới Tốn ) : 
Căn bản không vững vàng , coi chừng sụp đổ , có việc xấu. 
_ Trạch Lôi Tùy ( trên Đoài , dưới Chấn ) : 
Làm việc chính đáng tốt sẽ có nhiều người theo. 
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Chấn , thuộc Mộc. 
_ Bát thuần Tốn ( trên Tốn , dưới Tốn ) : 
Hanh thông nhỏ , tiến hành chầm chậm , nên theo người hay. 
_ Phong Thiên Tiểu Súc ( trên Tốn , dưới Càn ) : 
Bị ngăn cản nhỏ , đang gặp khó khăn , nhưng tự thân vẫn bình an. 
_ Phong Hỏa Gia Nhân ( trên Tốn , dưới Ly ) : 
Đàn bà chính đáng thì có lợi , đàn ông nên nhún nhường. 
_ Phong Lôi Ích ( trên Tốn , dưới Chấn ) : 
Đi làm rất có lợi , nên tiến lên làm việc. 
_ Thiên Lôi Vô Vọng ( trên Càn , dưới Chấn ) : 
Hành động chính đáng thì tốt , làm điều mờ ám sẽ nguy hại. 
_ Hỏa Lôi Phệ Hạp ( trên Ly , dưới Chấn ) : 
Phải cương mãnh , dụng luật thật nghiêm. 
_ Sơn Lôi Di ( trên Cấn , dưới Chấn ) : 
Nuôi nấng , tự mình quật cường đi lên sẽ tốt. 
_ Sơn Phong Cổ ( trên Cấn , dưới Tốn ) : 
Sụp đổ thất bại , hãy cẩn thận trước , sau gầy dựng sẽ thành công , nên tự lực không nên nương nhờ vào ai. 
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Tốn , thuộc Mộc. 
_ Bát thuần Khảm ( trên Khảm , dưới Khảm ) : 
Hoàn cảnh xung quanh rất bất lợi , hãy vững tâm. 
_ Thủy Trạch Tiết ( trên Khảm , dưới Đoài ) : 
Kềm hãm vừa phải thì được , không nên khắt khe quá. 
_ Thủy Lôi Truân ( trên Khảm , dưới Chấn ) : 
Non nớt , mới sinh , khó khăn. 
_ Thủy Hỏa Ký tế ( trên Khảm , dưới Ly ) : 
Mọi việc đã thành tựu , tuy vậy cũng nên đề phòng có việc xấu sẽ xảy đến. 
_ Trạch Hỏa Cách ( trên Đoài , dưới Ly ) : 
Hãy vững bền chờ đợi , thời gian hơi có chuyển hướng tốt. 
_ Lôi Hỏa Phong ( trên Chấn , dưới Ly ) : 
Vận lớn đang tới , nên khuếch trương làm việc. 
_ Địa Hỏa Minh Di ( trên Khôn , dưới Ly ) : 
Tối tăm , kẻ gian tà có lợi , người quân tử nên cẩn thận. 
_ Địa Thủy Sư ( trên Khôn , dưới Khảm ) : 
Cộng tác làm việc phải chính đáng , nên xét rõ người. 
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Khảm , thuộc Thủy. 
_ Bát thuần Cấn (trên Cấn, dưới Cấn) : 
Mọi việc bị ngưng trệ, hãy chờ thời cơ. 
_ Sơn Hỏa Bí (trên Cấn, dưới Ly) : 
Trang sức, nên tỏ vẻ bề ngoài có lợi nhỏ. 
_ Sơn Thiên Đại Súc (trên Cấn, dưới Càn) : 
Làm điều chính đáng sẽ cát lợi. 
_ Sơn Trạch Tổn (trên Cấn, dưới Đoài) : 
Hãy giảm bớt thì tốt, làm ăn có hiện tượng thua lỗ. 
_ Hỏa Trạch Khuể (trên Ly, dưới Đoài) : 
Chuyện nhỏ thì tốt, không nên làm chuyện lớn. 
_ Thiên Trạch Lý (trên Càn, dưới Đoài) : 
Nên nhu thuận với mọi người, gặp việc khó cũng thành công. 
_ Phong Trạch Trung Phu (trên Tốn, dưới Đoài) : 
Hãy giử vững đức tin, cẩn thận, có chuyện xấu. 
_ Phong Sơn Tiệm (trên Tốn, dưới Cấn) : 
Có tiến bộ, lợi với nữ nhi. 
8 quẽ trên đây đều thuộc cung Cấn, thuộc Thổ. 
_ Bát thuần Khôn ( trên Khôn, dưới Khôn ) : 
Nhu thuận, có đến đầy, nên nhờ người. 
_ Địa Lôi Phục (trên Khôn, dưới Chấn) : 
Thời vận đang tới, sẽ có bạn bè rất tốt. 
_ Địa Trạch Lâm (trên Khôn, dưới Đoài) : 
Công việc thịnh đạt, đến tháng 8 sẽ xấu, hãy coi chừng. 
_ Địa Thiên Thái (trên Khôn, dưới Càn) : 
Hanh thông, việc lớn thành công, cát. 
_ Lôi Thiên Đại Tráng (trên Chấn, dưới Càn) : 
Lớn mạnh, theo điều chính đáng rất tốt. 
_ Trạch Thiên Quải (trên Đoài, dưới Càn) : 
Sẽ có sự xung đột này sinh, hãy cứng rắn nhưng không nên dùng vũ lực mà phải tế nhị xử sự. 
_ Thủy Thiên Nhu (trên Khảm, dưới Càn) : 
Không thể tiến lên được, hãy chờ đợi, đang gặp khó khăn. 
_ Thủy Địa Tỷ (trên Khảm, dưới Khôn) : 
Giúp đỡ nhau, họp bạn cần những người tới trước, những người tới sau hãy dè chừng, nên cẩn thận những người tới sau. 
8 quẽ trên đây đều thuộc quẽ Khôn. 
Sở dĩ mình tách riêng từng Nhóm quẽ thuộc Quẽ chủ thể, là vì giai đoạn sau, khi chúng ta lập ra 6 hào, sẽ phân Ngũ Hành cho từng hào theo hào Huynh đệ (trong Lục Thân: Huynh đệ, Tử tôn, Phụ Mẫu, Quan Quỹ, Thê Tài), mà Ngũ hành của hào Huynh đệ lại tương ứng với Ngũ Hành của quẽ chủ thể. 
Khi đã có đủ Ngũ Hành cho Lục Thân của các hào rồi, chúng ta sẽ xem xét vấn đề ngôi nhà, ngôi mộ đó khuyết gì trong Lục Thân, cần kích hoạt ở phương vị nào để kích hoạt với Luc thân tương ứng. Phần này, mình sẽ nói cụ thể ở các phần sau. 



3). Nạp Chi và Lục Thân cho quẽ Bát Quái : 
Khi đã xác định được quẽ Bát Quái kép từ Long ( Tọa ) và Hướng, ta tiến hành bước tiếp theo là xác định quẽ kép này thuộc nhóm quẽ ở cung nào. Đó là phần mình vừa nói ở trên đấy. 
Kế tiếp là chúng ta nạp Chi và Lục Thân cho quẽ. Bước này rất quan trọng , vì chỉ cần sai 1 Chi là khi kích hoạt cung sẽ sai trầm trọng liền. 
_ Nạp Chi : Tất cả thứ tự Địa Chi của từng quẽ sau đây là mình tính từ dưới lên. Ví dụ như ở quẽ nội Càn , Nhím ghi là Tý, Dần, Thìn. Tức là hào Sơ nạp Tý, hào Nhị nạp Dần, hào Tam nạp Thìn. Còn ở quẽ ngoại Càn, mình ghi là Ngọ, Thân, Tuất. Tức là hào Tứ nạp Ngọ, hào Ngũ nạp Thân, hào Thượng nạp Tuất. Các bạn đừng quên nha. 
Quẽ nội của Càn : Tý thủy, Dần mộc, Thìn thổ. 
Khảm : Dần mộc, Thìn thổ, Ngọ hỏa 
Cấn : Thìn thổ, Ngọ hỏa, Thân kim 
Chấn : Tý thủy, Dần mộc, Thìn thổ 
Tốn : Sửu thổ, Hợi thủy, Dậu kim 
Ly : Mẹo mộc, Sửu thổ, Hợi thủy 
Khôn : Mùi thổ, Tị hỏa, Mẹo mộc 
Đoài : Tị hỏa, Mẹo mộc, Sửu thổ 
Quẽ ngoại của Càn : Ngọ hỏa, Thân kim, Tuất Thổ 
Khảm: Thân kim, Tuất thổ, Tý thủy 
Cấn : Tuất thổ, Tý thủy, Dần mộc 
Chấn: Ngọ hỏa, Thân kim, Tuất thổ 
Tốn : Mùi thổ, Tị hỏa, Mẹo mộc 
Ly : Dậu kim, Mùi thổ, Tị hỏa 
Khôn : Sửu thổ, Hợi thủy, Dậu kim 
Đoài : Hợi thủy, Dậu kim, Mùi thổ 
Việc phân bổ Địa chi theo Ngũ hành chắc ai cũng đã biết Hợi Tý thủy, Dần Mẹo mộc....nên mình không nhắc lại ở đây làm gì. 
_ Nạp Lục Thân: Như trên kia đã nói, Lục Thân chính là thể hiện những mối quan hệ xung quanh chúng ta. 
Ngang hàng chúng ta tức là anh em ta (Huynh đệ) 
Sinh ra chúng ta là cha mẹ ta (Phụ mẫu) 
Ta sinh ra chính là con cháu (Tử tôn) 
Ta khắc chính là vợ, là của cải (Thê tài) 
Khắc ta chính là chồng, là công danh sự nghiệp (Quan quỹ) 
Vậy làm thế nào để biết là ngang bằng, là sinh ta, là ta sinh....? 
Bây giờ chúng ta mới quay lại phần trên, xem quẽ chúng ta lập ra được là quẽ gì ? Nhất là nó thuộc cung gì ? và cung đó thuộc Ngũ hành gì ? 
Lấy Ngũ hành đó làm mốc xác định. Chúng ta đem so các Ngũ hành của từng hào so với Ngũ hành đó, xem nó sinh khắc thế nào sẽ biết hào nào là Quan quỹ, hào nào là Thê tài... 
Nói vậy chắc khó biết, để mình làm thừ 1 ví dụ cho các bạn xem sẽ dễ hiểu hơn. 
Ví dụ: Ta xác lập được quẽ Thiên Phong Cấu cho nhà mình đi. 
Trước tiên, ta xem từng quẽ đơn: quẽ Nội là Tốn, quẽ Ngoại là Càn. 
Ta so với ở trên, để nạp Chi vào 6 hào, sẽ có kết quả: 
hào thượng : Tuất thổ 
hào ngũ : Thân kim 
hào tứ : Ngọ hỏa 
hào tam : Dậu kim 
hào nhị : Hợi thủy 
hào sơ : Sửu thổ. 
Nếu chưa quen thì các bạn có thể tách riêng từng quẽ Nội, Ngoại ra mà nạp Chi, sau đó chồng quẽ lên lại, cũng cho ra kết quả như trên thôi. 
Bước kế tiếp ta tìm xem quẽ Thên Phong Cấu thuộc cung gì, sẽ thấy nó thuộc cung Càn, thuộc Kim. 
Vậy ngang với chúng ta phải là Kim, tức là Huynh đệ thuộc Kim. Sanh ra Kim là Thổ, vậy Phụ mẫu là Thổ. Kim sanh ra Thủy, vậy Thủy chính là Tử tôn. Cái khắc Kim chính là Hỏa, vậy Quan quỹ là Hỏa. Cái KIm khắc chính là Mộc, vậy Thê tài chính là Mộc. 
Khi đã xác định được Ngũ Hành của Lục Thân, ta đem so vào các Chi trong quẽ. Và áp Ngũ hành tương ứng với nhau, ta sẽ biết Lục Thân của từng hào. Cụ thể của ví dụ trên sẽ là: 
hào thượng : Phụ mẫu Tuất thổ 
hào ngũ : Huynh đệ Thân kim 
hào tứ : Quan quỹ Ngọ Hỏa 
hào tam : Huynh đệ Dậu kim 
hào nhị : Tử tôn Hợi thủy 
hào sơ : Phụ mẫu Sửu thổ. 
Sau khi đã xác định được Luc Thân, ta xét tiếp Ngũ hành của quẽ, và so nó với Ngũ Hành của từng hào, tìm hào sinh vương, suy trong các hào. 



4). Nạp Can cho quẻ: 
Trong 6 hào của quẽ, ngoài việc Nạp Chi, ta còn phải Nạp Can cho nó, vì khi xét sự tốt xấu của hào so với quẽ, ta phải xét Nạp Âm của hào, nên buộc phải Nạp Can. Và cách nạp như sau: 
_ Quẽ Càn : nội nạp Giáp, ngoại nạp Nhâm 
_ Quẽ Khảm : nội ngoại đều nạp Mậu 
_ Quẽ Cấn : nội ngoại đều nạp Bính 
_ Quẽ Chấn : nội ngoại đều nạp Canh 
_ Quẽ Tốn : nội ngoại đều nạp Tân 
_ Quẽ Ly : nội ngoại đều nạp Kỷ 
_ Quẽ Khôn : nội nạp Ất, ngoại nạp Quý 
_ Quẽ Đoài : nội ngoại đều nạp Đinh. 
Như ví dụ trên, quẽ Thiên Phong Cấu khi Nạp Can vào sẽ là: 
_ Hào thượng : Nhâm Tuất 
_ Hào ngũ : Nhâm Thân. 
_ Hào tứ : Nhâm Ngọ 
_ Hào tam : Tân Dậu 
_ Hào nhị : Tân Hợi 
_ Hào sơ : Tân Sửu 
Và hoàn thiện hẳn_ thêm Lục thân và Nạp âm vào cho các hào_ ta sẽ có kết quả : 
_ Hào thượng là Nhâm Tuất, chủ về Phụ mẫu, hành Thủy (vì Nhâm Tuất là Đại Hải Thủy) 
_ Hào ngũ là Nhâm Thân, chủ về Huynh đệ, hành Kim (vì Nhâm Thân là Kiếm Phong Kim) 
_ Hào tứ là Nhâm Ngọ, chủ về Quan quỹ, hành Mộc (vì Nhâm Ngọ là Dương Liễu Mộc) 
_ Hào tam là Tân Dậu, chủ về Huynh đệ, hành Mộc (vì Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc) 
_ Hào nhị là Tân Hợi, chủ về Tử tôn, hành Kim (vì Tân Hợi là Xoa Xuyến Kim) 
_ Hào sơ là Tân Sửu, chủ về Phụ Mẫu, hành Thổ vì Tân Sửu là Bích Thượng Thổ). 
Hành ở đây mới chính xác là Ngũ Hành của từng Hào trong quẽ. 
Chúng ta đem Hành này so đối với Hành của quẽ để xem sự sinh khắc thế nào, và biết hào nào Cát, Hung hầu tìm cách hóa giải. 
Cũng tiếp theo ví dụ trên để các bạn liền...mạch tư tưởng, đỡ phải tính lại từ đầu: 
Quẽ Thiên Phong Cấu thuộc Kim. Như đã biết mối tương quan giửa hành Kim và các Hành khác trong Ngũ Hành như sau: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kiim. Áp sự sinh khắc này vào cho từng hào, ta thấy : 
_ Hào thượng hành Thủy, sinh, Cát 
_ Hào ngũ hành Kim, vượng, Cát 
_ Hào tứ hành Mộc, khắc, Hung 
_ Hào tam hành Mộc, khắc, Hung 
_ Hào nhị hành Kim, vượng, Cát 
_ Hào sơ hành Thổ, sinh, Cát. 
Vậy kết luận sơ khởi là căn nhà này : 
_ Các việc chủ về cha mẹ (Phụ Mẫu) , con cháu (Tử Tôn) là tốt. 
_ Các việc chủ về anh em (Huynh Đệ) có tốt có xấu. 
_ các việc chủ về người chồng hay sự nghiệp (Quan Quỹ) là xấu. 
Đây mới chỉ là kết luận sơ khởi ban đầu, bởi Lục Thân không chỉ ảnh hưởng những người và việc như thế. 



5). Làm gì khi Lục Thân khuyết, thừa: 
Không phải lúc nào trong 6 hào cũng đầy đủ Lục Thân, có lúc thiếu hào này , có lúc thiếu hào kia, cũng có lúc 2 hào cùng 1 Lục Thân. 
Khi gặp trường hợp thừa thì còn đỡ, ta chỉ việc xét xem hào nào mới là quyết định chính.
Nhưng trường hợp khuyết, ta phải tìm xem Lục Thân khuyết của nó là Lục Thân gì, và ở quẽ chính (quẽ chủ thể trong 8 quẽ của 1 cung) Lục Thân đó nằm ở hào nào. Ta xem đó là Lục Thân Ẩn. Và muốn nó Phục Nguyên Vị, cần phải có điều kiện gì, tác động thế nào.
Hào mang Lục Thân khuyết được xem là hào Phục (Phục Vị); hào chiếm vị trí đó được xem là hào Phi. 
Cũng ở ví dụ trên, ta thấy quẽ Thiên Phong Cấu thiếu mất hào chủ về Thê Tài (người vợ, của cải). 
Quẽ Thiên Phong Cấu thuộc nhóm quẽ Càn, ta xét quẽ Bát Thuần Càn, sẽ thấy Lục Thân Thê Tài nằm ở hào Cửu Nhị, Dần. 
Khi xét chung cho việc luận đoán, ta dùng Nạp Âm của hào, nhưng khi xét tính trường hợp cho hào Phục Vị, ta lại dùng Ngũ Hành của Địa Chi. 
Ta thấy hào nhị ở quẽ Thiên Phong Cấu là Hợi, Hợi mang tính Thủy. Dần mang tính Mộc, Thủy sinh Mộc và Mộc Trường Sinh tại Hợi. 
Như vậy trong trường hợp này, Dần Mộc đã ngầm ẩn nơi Hợi hào Phục được hào Phi sinh, và được Trường Sinh tại đó), ta không cần phải tác động gì. Tuy không tác động nhưng, nếu luận đoán về người vợ trong nhà, sẽ luôn phải chịu thiệt thòi, lép vế, cam chịu. Và lương duyên khó bền vững. 
Với các trường hợp hào Phục không được hào Phi Sinh không gặp Trường Sinh, ta phải tính xem hào Phục Trường Sinh ở đâu, chỉ cần tác động cung Trường Sinh đó, vào đúng thời gian nào đó. 
Những trường hợp này, hào Phục không bị hao tổn (Tiết Khí vì sinh cho hào Phi), cũng bị tổn hại (hào Phục bị hào Phi khắc, không cho quay lại) 
_ Bị hao tổn thì gây ra sự thất thoát về tài chính, bệnh tật về nhân sự, mất chỗ dựa (...ô dù ?!) trên dường công danh, sự nghiệp... 
_ Bị khắc hại thì tài sản tiêu tán, bệnh tật nan y, nhân sự phản trắc. 
Trong các trường hợp bị tổn hại, nguy hiểm nhất hào Phục rơi vào vị trí Tuyệt, nó không những khó xuất hiện mà còn có cơ nguy chết hẳn 
Điển hình như quẽ Trạch Lồi Tùy: 
Hào thượng, Đinh Mùi, Thê Tài 
Hào ngũ, Đinh Dậu, Quan Quỹ 
Hào tứ, Đinh Hợi, Phụ Mẫu, hào Phi 
Hào tam, Canh Thìn, Thê tài 
Hào nhị, Canh Dần, Huynh Đệ 
Hào sơ, Canh Tý, Phụ Mẫu 
Ta thấy hào Phục ở hào tứ là Canh Ngọ. Ngọ là Hỏa, Hợi là Thủy. Hào Phục bị hào Phi khắc. Ngọ Hỏa Trường Sinh tại Dần, Trường Sinh tại Ngọ, Tuyệt tại Hợi. Mà hào khuyết đây là hào Tử Tôn, nên nếu muốn cầu con e rằng cực kỳ khó (nhưng không phải không được, có điều ngày giờ tác động phải tính toàn thật kỹ, không thể sơ sót mảy may mới được). 



6). Lục Thân luận đoán : 
_ Hào Phụ mẫu : Trong Lục Thân của 6 hào thì hào Phụ Mẫu là quan trọng nhất. Có thể nói Phụ Mẫu là gốc của cái nhà. Tương ứng với hào Phụ Mẫu trong cấu trúc nhà là Xà nhà , dầm nhà , đường đi , phần mộ. Cho nên điều cần nhất là hào Phụ Mẫu nên tĩnh , không nên động. 
Phụ Mẫu ở thế hưng vượng là đất nơi đó có hồn khí. 
Phụ Mẫu không nên lâm vào Không Vong ( ta phải xét theo Nạp Âm mới thấy hào có lâm Không Vong hay không ). Nếu gặp Tuần Không là rất dễ đi đến cảnh bán nhà 
Nói hào Phụ Mẫu quan trọng , nhưng nếu có hào Phụ Mẫu mà không có hào Tử tôn là nhà hư hại. Có hào Tử tôn mà không có hào Phụ Mẫu là nhà cô đơn. 
Nếu hào Thê Tài động ( phần xác định hào động Nhím sẽ nói sau ) khắc hào Phụ Mẫu sẽ hại bậc cha mẹ trong nhà . Nhưng nếu hào Phụ Mẫu ở hào 5 là Chính Ngôi , thì dù hào Thê Tài có là hào động vẫn không khắc được nó. 
_ Hào Tử Tôn : Còn gọi là Thần Phúc. Vì người xưa nói " có Phúc con cháu đầy nhà " mà. 
Cũng như hào Phụ Mẫu , hào Tử Tôn cũng tối kỵ rơi vào Không Vong. Nếu gặp là không con nối dõi , hay muộn con , hay đời sau không hưng vượng. 
Hào Tử Tôn còn là của cải. Khi không có hào Tử Tôn là của cái không có nguồn , sẽ bị hao tán. Và thêm vào đó , hào Tử Tôn là hào khắc hào Quan Quỹ , nên khi không có hào Tử Tôn , hào Quan Quỹ không còn ai khắc chế sẽ sinh nhiều chuyện rắc rối. 
Hào Tử Tôn được ở Hào 5 , lại tương hợp với hào Phụ Mẫu là nhà con nối nghiệp cha. Hào Tử Tôn hình khắc hào Phụ Mẫu thì con ngỗ ngược , bất hiếu , không nối được nghiệp cha ông. 
Hào Thê Tài động hóa hào Tử Tôn ( trong quẻ biến ) thì bất lợi trong đường công danh sự nghiệp.
_ Hào Quan Quỹ : Trong 6 hào thì hòa Quan Quỹ ngoài việc chủ về người chồng , là công danh, còn chủ về những việc tai bay họa gửi. Cho nên với hào Quan Quỹ thì tối kỵ Động. Động là nhà đó phát sinh việc kiện tụng . NHƯNG nếu có hào Tử Tôn để kềm chế Quan Quỹ , thì nó có Động cũng không gây hại. 
Hào Quan quỹ nếu có thêm sự trợ giúp mà không bị kềm chế là rất xấu , người ta gọi đó là Âm thịnh đại suy. Ví dụ như hào Quan Quỹ là Ngọ Hỏa , trong 6 hào lại có Mộc sinh Hỏa , mà không có Thủy để kềm chế Hỏa , là phát sinh tai họa. 
Hào Quan quỹ có nhưng thiếu hào thê tài thì nhà đó tai họa liên miên , người nhà nhiều bệnh . Ngược lại , có hào Thê tài mà không có hào Quan Quỹ thì nhà đó hao tán. 
Hào Quan Quỹ có Quý Nhân , Phúc Lộc và có Thái Tuế ( của năm Xây cất hay Nhập trạch ) sinh cho là nhà đó có người thi cử đỗ đạt cao 
Hào Quan Quỹ rơi vào vị trí Mộ là không tốt cho người chồng , hay cho đường công danh. 
Ngoài ra , hào Quan Quỹ còn là giang hồ , là kỹ thuật , nghệ thuật. Những người làm nghề đánh cá hoặc săn bắn , nếu gặp hào Quan Quỹ động thì trong Hung có Cát. 
_ Hào Thê Tài : Trong 6 hào thì hào Thê Tài ngoài việc chủ về người vợ , tài sản , còn chủ về những việc ngoài ý muốn. Cho nên , hào Thê Tài cũng nên Tĩnh , không nên Động. Hào Thê Tài Động thì có hao tổn và vợ có bệnh tật , hoặc xảy ra những việc khiến phải ân hận. 
Hào Thê Tài không bị xung phá , lại có hào Tử Tôn trong quẽ , thì nhà đó giàu có , vinh hoa. Nếu hào Thê Tài hưng vượng lại được sinh phù thì nhà đó chẳng những giàu có mà còn có thế lực. 
Hào Thê Tài Vượng lại lâm Mộ khố thì nhà đó giàu được lâu bền. 
Hào Thê Tài được hào Tử Tôn sinh trợ , nếu Động nữa thì sẽ làm hại cha mẹ. NHƯNG nếu hào Phụ Mẫu là hào 5 thì không khắc được. 
Hào Thê tài và hào Quan Quỹ cùng 1 cung thì vợ chồng nhà đó ở cùng quê., nếu có hào Tử Tôn trong quẽ là vì quen biết nhau mà đi đến lấy nhau. 

    About Author

    Advertisement

    Post a Comment

     
    Top