"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG"
Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi.
11.2 NẠP GIÁP 8 ĐẠI CỤC MẪU TỬ NẠP THỦY.
12. PHÁP THỨC CỬU TINH .
Cửu tinh trong học thuật cổ của Trung Hoa rất đa dạng, mỗi một môn học thuật có cách riêng sử dụng cửu tinh cho bản môn. Ví dụ:
Nay chúng ta chỉ bàn tới Cửu Tinh theo học thuật Phong thủy mà thôi:
Nguyên gốc của cửu tinh chính thống xuất sứ từ tên gọi của các sao trong chòm Bắc Đẩu gồm: Tham lang (1), Cự môn (2), Lộc tồn (3), Văn khúc (4), Liêm trinh (5), Vũ khúc (6), Phá quân (7). Riêng cạnh sao Vũ khúc có hai sao đóng hai bên gọi là Tả phù, Hữu bật tổng cộng là 9 sao. Thuật phong thủy dựa vào hình dáng và ngũ hành của các sao đó để xét long và sa.
Sau này trong phái "Huyền không" dùng cửu tinh để gán ghép với "Cửu tinh tử bạch" mà xếp tính chất ngũ hành theo Tử bạch. Do 4 sao Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch, Cửu Tử là các sao cát, do đó người ta dùng từ "tử bạch" để gọi cửu tinh - ý nói màu trắng và màu tía là những sao cát. Tuy nhiên, khi luận phong thủy thì phải luận cát hung theo vận hạn (sẽ giải thích rõ từng phần sau). Xuất xứ của cửu tinh là từ Lạc thư.
12.1 CÔNG THỨC PHI ĐỘN CỬU TINH .
Để bắt đầu với Cửu tinh, ta phải hiểu các định nghĩa sau:
• Cửu cung: là bảng số lạc thư (đã quy về hệ số)
• Dương độn: khi ta cho một số/một sao vào trung cung thì thứ tự nhảy theo bảng cửu cung, nhưng số/sao lớn dần lên. Tức là phi thuận.
• Âm độn: khi ta cho một số/một sao vào trung cung thì thứ tự nhảy theo bảng cửu cung, nhưng số/sao nhỏ dần đi. Tức là phi nghịch.
12.2 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NIÊN .
KHẨU QUYẾT
"Thượng nguyên Giáp Tý nhất bạch khởi
Trung nguyên, tứ lục thôi Giáp Tý
Hạ nguyên thất xích, Đoài vị tầm
Trục niên tinh nghịch trung cung thủy"
nghĩa là: thời gian được chia ra làm tam nguyên (thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên), mà mỗi nguyên là 60 năm từ Giáp Tý tới Quý Hợi. Vậy thì:
• cứ vào thượng nguyên thì khởi năm Giáp Tý là sao Nhất Bạch, năm Ất Sửu là Cửu tử, năm Bính Dần là Bát bạch... cứ thế nghịch hành.
• cứ vào trung nguyên, năm giáp tý khởi sao tứ lục, năm ất sửu khởi sao tam bích, năm bính dần khởi sao nhị hắc...
• cứ vào hạ nguyên, năm giáp tý khởi sao thất xích, năm ất sửu khởi lục bạch, bính dần khởi ngũ hoàng...
Thượng nguyên thì khởi Nhất bạch vào Giáp tý, sau đó lùi dần về cửu, bát, thất, lục.... cứ thế an sao:
Trung nguyên khởi tứ lục tại Giáp tý (bởi vì thượng nguyên kết thúc bằng Ngũ hoàng) và tiếp tục an theo chiều nhỏ dần: tam bích, nhị hắc, nhất bạch....
Hạ nguyên lấy Thất xích phối vào Giáp tý (bởi Trung nguyên kết thúc với Bát bạch) cứ thế an theo chiều nhỏ lại: lục bạch, ngũ hoàng, tứ lục, tam bích...
12.3 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NGUYỆT
KHẨU QUYẾT:
Tý Ngọ Mão Dậu tuế bát bạch cung
Thìn Tuất Sửu Mùi ngũ hoàng cung
Dần Thân Tị Hợi cư hà vị?
nghịch tầm nhị hắc, thị kỳ tông.
cách này theo chi năm mà tính, cửu tinh đi nghịch, theo bảng như sau:
12.4 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI NHẬT
Nhật gia bạch pháp bất nan cầu
Nhị thập tứ khí lục cung châu
Đông chí, Vũ Thủy, cập Cốc Vũ dương thuận
Nhất - Thất - Tứ trung du
Hạ chí, Xử thử, Sương giáng hậu
Cửu - Tam - Lục tinh nghịch hành cầu
Ngoài ra còn có câu khẩu quyết:
KHẨU QUYẾT:
Đông chí nhất - thất - tứ
Hạ chí cửu - tam - lục
dương thuận Đông chí hậu
âm nghịch thôi Hạ chí
ý nghĩa của khẩu quyết nói trên là: muốn tìm sao trực nhật (nhập trung cung) của ngày phải dựa vào 24 tiết khí của năm, trong đó phân thành 6 mốc chính là Đông chí, Vũ thủy, Cốc vũ thì lần lượt khởi các sao Nhất bạch, Thất xích, Tứ lục nhập trung cung của ngày Giáp Tý đầu tiên sau tiết, thuận hành theo dương độn. Còn vào các tiết Hạ chí, Xử thử, Sương giáng thì lần lượt khởi các sao Cửu tử, Tam bích, Lục bạch vào ngày Giáp tý đầu tiên sau tiết, nghịch hành theo âm độn. Để dễ nhớ và dễ hiểu, ta xem bảng sau:
Ví dụ: ngày Giáp Tý đầu tiên sau Hạ chí ta lấy Cửu tử trực nhật (nhập trung cung), ngày kế Ất Sửu = Bát bạch, ngày kế Bính Dần = Thất xích.
Lưu ý: khi tra lịch để tìm ngày Giáp Tý đầu tiên sau mỗi tiết khí thì đúng ngày Giáp Tý trong tiết khí đó mới dùng sao nhập trung cung, còn các ngày khác trước ngày Giáp tý đó cho dù vẫn trong cùng tiết khí nhưng vẫn thuộc vào tiết khí trước (nghĩa là chỉ lấy ngày Giáp Tý để khởi đầu cho một vòng mới).
Ví dụ: muốn an cửu tinh cho tiết Đông chí của năm 2007, ta tra lịch biết rằng mốc thứ nhất từ tiết Đông chí đó bắt đầu từ 22/12/2006 dương lịch (tức ngày Ất Dậu) cho tới 18/2/2007 dương lịch mới tới mốc thứ hai là Vũ thủy. Mà từ ngày Ất Dậu (22/12) tính là ngày thứ nhất, cho tới ngày Giáp Tý (30/1/2007) là ngày thứ 40 mới gặp ngày Giáp Tý đầu tiên của tiết Đông chí. Như vậy, mãi tới ngày 30/1/2007 ta mới được phép khởi sao Nhất Bạch trực nhật thuận hành đi tới.
12.5 CỬU TINH NHẬP TRUNG CUNG - KHỞI THỜI .
"Thiên nhất cửu, địa tứ lục, nhân thất tam
Nhất thất tứ vi dương thuận
Tam lục cửu vi âm nghịch"
Khẩu quyết trên có nghĩa như sau: muốn khởi cửu tinh trực nhật của giờ phải lấy ngày làm căn cứ:
• ngày Tý Ngọ Mão Dậu: được gọi là các ngày Thiên
• ngày Thìn Tuất Sửu Mùi: được gọi là các ngày Địa
• ngày Dần Thân Tị Hợi: được gọi là các ngày Nhân
ngoài việc biết ngày thuộc về Thiên - Địa - Nhân, người ta còn phải phân cục âm hay dương dựa vào sau Đông chí hay Hạ chí để biết an thuận hay an nghịch:
Như vậy dựa vào công thức, ta có bảng tính chi tiết như sau:
12.6 BIỂU NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ CỬU TINH TRỰC NHẬT.
BIỂU SAO CỬU TINH TRỰC NHẬT THEO NĂM .
BIỂU SAO CỬU TINH TRỰC NHẬT THEO THÁNG .
BIỂU SAO CỬU TINH TRỰC NHẬT THEO NGÀY .
12.7 CÁCH THỨC SỬ DỤNG CỬU TINH TỬ BẠCH TRONG PHONG THỦY
Cửu tinh Tử bạch được sử dụng cho việc coi ngày, đón giờ để xây dựng nhà cửa hay phần mộ. Người ta chọn lựa năm - tháng - ngày - giờ đồng khí, có sao cát tốt đến sơn, đến hướng để làm.
Ví dụ: ta muốn xây dựng một căn nhà tọa Khôn hướng Cấn vào năm 2007 (Đinh Hợi), năm 2007 nằm trong Hạ Nguyên 1984 - 2043, sao cửu tinh trực nhật năm đó là Nhị Hắc. Dùng sao Nhị hắc nhập trung cung, ta thấy cuộc đất có các sao đáo sơn và đáo hướng như sau:
Nhìn đồ hình trên, ta thấy rằng năm 2007 có sao cát Bát Bạch đáo tọa, nhưng có sao hung Ngũ Hoàng đáo hướng là rất hung. Lẽ ra phải kiêng kỵ, nhưng nếu bắt buộc phải làm nhà trong năm này (do tình huống bắt buộc chẳng hạn), thì ta phải lập ra 9 đồ hình phi tinh để xem các sao cụ thể đáo sơn đáo hướng:
Ta thấy rằng: nếu chọn tháng, ngày có sao Tam Bích Mộc nhập trung cung thì sao Cửu tử đáo sơn, sao Lục bạch đáo hướng.
LƯU Ý: việc an sao trực nhật cho năm tháng ngày giờ có thể thuận nghịch khác nhau. Nhưng khi đã bỏ sao trực nhật vào trung cung rồi thì toàn bộ phải an thuận để tìm các sao đáo từng cung của miếng đất cần tính toán.
Xem biểu sao trực nhật từng tháng của năm 2007, ta thấy tháng 9 có sao Tam bích mộc nhập trung cung, và tra bảng sao trực nhật trong tháng 9, ta chọn được ba ngày dương lịch là 15/10 Nhâm Ngọ - 24/10 Tân Mão - 2/11 Canh Tý là các ngày có sao Tam bích nhập trung cung:
PHÂN TÍCH 3 NGÀY ĐÃ CHỌN .
Tiếp tới, ta sử dụng "mộ long hoán vận" để tính toán, ngôi nhà này tọa sơn Khôn, mà sơn khôn thì mộ tại Thìn - mà năm Đinh hợi có tháng Giáp Thìn hỏa vận. Theo phân tích, ta thấy rằng:
• ngày Nhâm Ngọ có nạp âm Dương liễu mộc: thì ngày sinh vượng cho mộ vận của căn nhà, nên ngày này rất cát.
• ngày Tân Mão có nạp âm Tòng bách mộc: thì ngày sinh vượng cho mộ vận của căn nhà, nên ngày này rất cát.
• ngày Canh Tý có nạp âm Bích thượng thổ: khiến cho mộ vận của căn nhà là Giáp Thìn (nạp âm hỏa) sinh xuất cho ngày, thuộc thế sinh xuất nên xấu không dùng.
Như vậy, xét tổng quan mọi yếu tố, ta sử dụng ngày Tân Mão để khởi công căn nhà. Nhưng câu hỏi đặt ra tiếp theo là "dùng giờ nào để khởi công?". Trước tiên, ta tìm sao Tử bạch nào trực nhật cho các giờ, tra bảng ta thấy ngày Mão thì giờ Ngọ có sao Tam bích mộc nhập trung cung - nên ta lấy bát tự khởi công căn nhà tọa Khôn hướng Cấn như sau: Đinh Hợi - Canh Tuất - Tân Mão - Nhâm Ngọ.
LƯU Ý: trong thuật phong thủy thì việc chọn năm tháng ngày giờ động thổ khởi công căn nhà là quan trọng bậc nhất, còn bất cứ các công việc nào khác cũng không cần phải coi thêm ngày giờ gì nữa. Giả sử giờ động thổ rơi vào những giờ ngủ nghỉ, thì gia chủ nên vận động thợ khởi công động thổ để lấy giờ trước đã, sau đó cho họ nghỉ ngơi rồi sau đó đợi đúng thời gian làm việc làm tiếp.
13. PHÁP THỨC LẬP TRẠCH MỆNH (CỬU CUNG AI TINH ĐẠI QUÁI HUYỀN KHÔNG)
Pháp thức lập trạch mệnh "Cửu cung ai tinh đại quái huyền không" cũng có nguyên tắc phi độn âm/dương, sao nhập trung cung hoàn toàn giống như "Cửu tinh tử bạch". Nhưng sự khác biệt là: trong cùng cửu cung đó, ta phải tính tới 3 yếu tố:
1. Sao vận
2. Sao sơn
3. Sao hướng
Nguyên tắc là thời gian chia làm tam nguyên: thượng nguyên Giáp Tý, trung nguyên Giáp Tý và hạ nguyên giáp tý. Trong đó:
• thượng nguyên Giáp Tý được chia nhỏ ra làm 3 vận: vận 1, vận 2, vận 3
• trung nguyên Giáp Tý được chia ra làm 3 vận: vận 4, vận 5, vận 6
• hạ nguyên Giáp Tý được chia ra làm 3 vận: vận 7, vận 8, vận 9
Phương pháp phân chia thời gian này được gọi là "Tam nguyên cửu vận". Số của mỗi vận chính là sao quản vận:
Trong pháp quyết "Cửu tinh tử bạch" thì coi các sao tử/bạch là sao cát. Còn trong quan niệm của pháp quyết "Cửu cung ai tinh đại quái huyền không" thì coi các sao đương vận là sao nắm lệnh hay đương lệnh. Vì nó đương lệnh nên vượng tướng = cát. Phong thủy gia dùng pháp quyết này để dự đoán cát hung của một mảnh đất (dương trạch hay âm trạch) trong vòng 20 năm. Sau đây là bảng phân tích tính chất cát hung của từng sao trong từng vận một:
13.1 VÀI KHÁI NIỆM CĂN BẢN .
Pháp thức "lập mệnh bát quái ai tinh cửu cung" là một pháp thức rất quan trọng của môn Huyền không, dùng để dự đoán cát hung của mộ phần hay nhà cửa trong một vận (20 năm). Vì vậy, người ta dùng pháp thức này để thiết lập hướng cho dương trạch hay âm trạch theo vận để đón cát khí. Sau đây là các khái niệm căn bản:
Đương lệnh: là từ chỉ khí chủ quản của một vận trong 20 năm của sao chủ quản. Ngoài ra còn phải xét ngũ hành của sao đó theo mùa: mộc vượng mùa xuân, hỏa vượng mùa hạ..vv; và phải xét ngũ hành của sao đối với cung nó phi tới. Ví dụ: Nhất bạch phi tới cung kim là tướng khí, cung thủy là vượng khí..vv.
Thoái lệnh: là từ chỉ sự suy thoái khi các sao không còn nắm lệnh nữa, được chia ra làm 3 cấp độ:
• tầng 1: sao lệnh vượng vừa mới qua vận, khí vượng còn tồn đọng nên được coi là thứ cát. Ví dụ: qua vận 8 thì tầng một là sao 7.
• tầng 2: sao lệnh vượng đã qua cách một vận nên khí trung bình. Ví dụ: vận 8 thì tầng hai là sao 6.
• tầng 3: sao khí vượng đã hết nên biến thành sao hung.
Tiến lệnh: là từ chỉ sao đang chuẩn bị sắp vào vận mới của nó, cũng được chia ra làm 3 tầng.
• tầng 1: là sao sắp sửa nhập vận nên chuẩn bị hóa cát nên được coi là sao thứ cát. Ví dụ: vận 8 thì sao 9 là tiến lệnh tầng 1.
• tầng 2: là sao phải cách một sao sắp nhập vận, đang chuẩn bị nên hung cát bình thường. Ví dụ: vận 8 thì sao Thất xích tiến lệnh tầng 2
• tầng 3: là sao cách 2 lớp sao tiến lệnh, xa quá nên mang tính chất hung.
Chính thần: là sao hộ sơn, không hộ thủy, nó chính là sao của sơn nhập trung cung.
• Khi sao chính thần vượng tướng đáo sơn mới thực sự là sao cát.
• khi sao chính thần vượng tướng đáo hướng tạo thành thế "há thủy" rất hung, cần kiêng kỵ.
• khi sao chính thần tù tử đáo sơn là hung, cần kiêng kỵ
• khi sao chính thần tù tử đáo hướng lại phản hung vi cát, trở thành cát tường.
Linh thần: là sao hộ thủy, không hộ sơn, nó chính là sao của hướng nhập trung cung.
• khi sao Linh thần vượng tướng đáo hướng là đại cát
• khi sao Linh thần vượng tướng đáo sơn tạo thành thế "thượng sơn" rất nên kiêng kỵ
• khi sao Linh thần tù tử đáo hướng là hung, nên kiêng kỵ
• khi sao Linh thần tù tử đáo sơn lại phản hung vi cát, trở thành cát tường.
GHI CHÚ: ở trên ta thấy nguyên tắc là sao của sơn nên vượng tướng đáo sơn. Sao của thủy nên vượng tướng đáo thủy mới cát tường. Sao vượng mà đáo sai cung sẽ tạo thành thế "thượng sơn, há thủy" rất hung hiểm.
Kiêm hướng: khi căng dây giữa tim nhà/tim mộ: nếu dây tim nằm chệch ở hai cung nhỏ ngoài - mỗi cung 3 độ thì gọi là kiêm hướng. Ví dụ: căn nhà tọa Đinh hướng Quý, ở sơn nếu dây tim nằm gần sơn Ngọ - ở hướng thấy dây tim nằm gần sơn Tý thì gọi là "ngôi nhà tọa Đinh kiêm Ngọ, hướng Quý kiêm Tý". Công thức dùng kiêm sơn/kiêm hướng chủ yếu dùng để giải quyết trường hợp gặp thế đất bắt buộc không xoay trở được hướng mà gặp phải vận bị "thượng sơn, hạ thủy" thì phải dùng kiêm sơn/hướng để thay đổi tình huống cát hung trong vận. Cách này còn được gọi là "dụng thế quái".
13.2 BẢNG ÂM DƯƠNG TAM NGUYÊN LONG
Xin theo dõi tiếp bài 7
Post a Comment