Học Phong Thủy Học Phong Thủy Author
Title: HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG BÀI 4.
Author: Học Phong Thủy
Rating 5 of 5 Des:
"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG" Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi. 5.4 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO LẠC THƯ Nạ...
"HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG"
Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi.

5.4 THU SA, NẠP THỦY PHỐI HƯỚNG THEO LẠC THƯ
Nạp thủy, phối hướng theo Lạc thư chính là sử dụng công thức "Bát quái nạp giáp tam hợp" được nói rõ trong phần sau.
Thủy cục thủy pháp:

Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo sơn Càn hoặc sơn Giáp thì nên lập mộ hướng theo thủy cục tam hợp (theo công thức bát quái nạp giáp tam hợp): Tý - Quý - Thân - Thìn.
Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo một trong các sơn: Tý, Quý, Thân, Thìn thì nên xác lập hướng của phần mộ là Giáp hay Càn (tọa Canh hướng Giáp, tọa Tốn hướng Càn).
Hỏa cục pháp.
Cách dùng: thế đất có thủy lai đáo các sơn: Dậu, Đinh, Tị, Sửu thì nên xác lập hướng của mộ phần là Khôn (tọa Càn hướng Khôn) hay Ất (tọa Tân hướng Ất: vì quái khôn nạp can Ất).
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Khôn/Ất thì nên xác lập hướng của mộ phần là Đoài (tức tọa Hợi hướng Tị, tọa Mão hướng Dậu, tọa Mùi hướng Sửu, tọa Quý hướng Đinh).
Kim cục thủy pháp .
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Dần, Ngọ, Tuất, Nhâm thì nên xác lập hướng của mộ phần là tọa Càn hướng Tốn, hoặc tọa Ất hướng Tân (bởi quái Tốn nạp can Tân). Nhâm - Dần - Tuất chính là bát quái nạp giáp tam hợp.
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ sơn Tốn hoặc sơn Tân thì nên sắp đặt phần mộ theo hướng:
Tọa Thân hướng Dần
tọa Tý hướng Ngọ
tọa Thìn hướng Tuất
tọa Bính hướng Nhâm.
Mộc cục thủy pháp.
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn Cấn, Bính thì nên xác lập phần mộ theo các hướng:
tọa Tị hướng Hợi
tọa Dậu hướng Mão
tọa Sửu hướng Mùi
tọa Giáp hướng Canh.
Cách dùng: thế đất có thủy lai từ các sơn: Hợi, Mão, Mùi và sơn Canh (vì Chấn nạp can Canh, đây là bát quái nạp giáp tam hợp) thì nên sắp đặt phần mộ:
tọa Khôn hướng Cấn
tọa Nhâm hướng Bính
Mộc cục này thuần chất tiên thiên Hà đồ, Chấn và Cấn phối nhau thành hợp cung tiên hậu. Bởi vì cung Chấn trong tiên thiên bát quái nằm ngay vị trí cung Cấn của hậu thiên bát quái - gọi là "Tiên hậu phối" tương tự như thủy cục nên rất cát tường. Còn hỏa cục và kim cục hơi bị tạp loạn nên ít tốt hơn. 
6. BÁT QUÁI .
Bát quái có hai loại, đó là Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái. Xuất xứ của bát quái có từ rất xa xưa, nó được hình thành từ hai hình tượng âm dương, chồng lên nhau lần thứ nhất hình thành tứ tượng, tứ tượng chồng thêm 1 vạch âm/dương lần thứ 2 tạo nên bát quái.
Có sách ghi rằng Tiên thiên bát quái chính là Hà đồ do vua Phục hi xếp đặt tạo nên còn Lạc thư chính là Hậu thiên bát quái do vua Đại vũ xếp đặt nên. Người đầu tiên đưa hình ảnh Tiên/hậu thiên bát quái vào sách là Khổng An Quốc - cháu đời thứ 12 của Khổng Tử - sống đời Hán vẽ ra. Mãi tới đời sơ Tống mới có sách in hình bát quái phát hành rộng rãi trong công chúng.
Thuyết quái truyện nói về tiên thiên bát quái như sau:
"thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi long tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ, bát quái tương thác" và
" biết cái đi trước là thuận, biết cái đi sau là nghịch, cho nên ở kinh Dịch là đếm ngược vậy"
"sấm là để làm cho rung động, gió để làm cho tan đi, mưa để làm cho thấm nhuần, mặt trời để làm cho ấm áp, núi để làm cho ngăn chặn lại, đầm để làm cho vui vẻ, kiền là chủ, khôn để dấu đi"
về hậu thiên bát quái như sau: "muôn vật ra ở phương Chấn, Chấn là phương Đông; sạch sẽ đều nhau ở phương Tốn, Tốn là phương Đông Nam; Ly là sáng, muôn vật cùng thấy nhau, là quẻ phương Nam, thánh nhân thường quay mặt về phương Nam mà nghe thiên hạ, hướng vào phương sáng mà trị - là do tượng quẻ ly; Khôn là đất, muôn vật đều được nuôi dưỡng, cho nên nói rằng làm việc ở Khôn; Đoài là chính thu, muôn vật đều vui vẻ, nên nói rằng vui vẻ ở Đoài; Kiền là quẻ ở Tây Bắc, âm dương xô sát nên nói đánh nhau ở Kiền; Khảm là nước, là quẻ phương chính Bắc, là quẻ khó nhọc, muôn vật đều về đấy nên nói khó nhọc ở Khảm; Cấn là quẻ đông bắc, muôn vật ở đấy làm nên cuối và làm nên đầu nên nói rằng hoàn thành ở Cấn". Xét hình tượng từ kinh văn trong thuyết quái truyện, ta thấy từ đời nhà Chu, hình tượng tiên thiên/hậu thiên đã rộng rãi rồi. Xưa nay sách vở ghi về xuất xứ của bát quái nhiều nhưng không thống nhất. Vậy chúng ta cứ tạm chấp nhận mọi thuyết ấy.
Bát quái tiên thiên có hai ứng dụng chính trong phong thủy: (1) bát quái phối nhau; (2) hợp số cục hà đồ:
Ứng dụng 1 của tiên thiên bát quái: bát quái phối nhau:
tức là hai quái đối diện nhau hòa hợp tạo thành 4 thế như sau:
Càn khôn phối nhau, gọi là "thiên địa định vị"
Đoài cấn phối nhau, gọi là "núi trằm thông khí"
Ly khảm phối nhau, gọi là "nước lửa tương tề"
Chấn tốn đối nhau, gọi là "sấm gió nương nhau"
Như trong phần "thu sa, nạp thủy, phối hướng theo hà đồ" (hà đồ đại tứ cục) đã trình bày.
Ứng dụng 2 của thiên thiên bát quái: hợp cục số
tức là dùng số của bát quái tiên thiên, hợp số với nhau thành cục số của Hà đồ:
Cục thủy: dùng Càn (1) hợp Khảm (6) thành cục thủy 1-6 đại cát
Hỏa cục: dùng Đoài (2) hợp Cấn (7) thành cục hỏa 2-7 thượng thượng cát
Mộc cục: dùng Ly (3) phối Khôn (8) thành cục mộc 3-8 đại cát
Kim cục: dùng số 4 và số 9 để hợp cục kim. Tuy nhiên, trong tiên thiên bát quái chỉ có quẻ Chấn số 4 còn số 9 thì không có, thành ra lấy Tốn số 5 thay thể. Chấn phối Tốn thượng thượng cát.
Bát quái tiên thiên là dụng của Hà đồ - nên động, hà đồ là thể nên tĩnh. Do đó tiên thiên bát quái chính là hà đồ, hà đồ cũng chính là tiên thiên bát quái.
Bát quái hậu thiên cũng có hai ứng dụng chính: (1) cục số hợp thập, cục hợp thập này trong phủy chỉ dụng kiếm con hiếm muộn, tức là người xưa lấy vợ chính không có con thì lập phần mộ cha mẹ theo cách phối hợp thập, sẽ ứng nghiệm được việc tìm vợ lẽ sinh được con; (2) Lập cửu cung phi độn (sẽ trình bày ở phần sau).
Tiên hậu phối hay Đồ/Thư phối
Những cục thế trong phong thủy mà hợp được cách Tiên-hậu phối thì không có gì quý bằng, được gọi là cục thuần chất không tạp loạn:

BỐN ĐẠI CỤC TIÊN THIÊN, HẬU THIÊN PHỐI NẠP SA
Mão long thu Khảm sa, Khảm long thu Mão sa
Ly long thu Dậu sa, Dậu long thu Ly sa
Dẫn giải:
cục thu sa tiên hậu phối lấy đại cục tại hai cung đối tứ chính là Đông và Tây. Mão long là dụng của hậu thiên, tiếp nhận cung đối theo hậu thiên là Đoài, nhưng theo tiên thiên là Khảm nên Mão hậu thiên nhận Khảm của tiên thiên và ngược lại.
Dậu long là dụng của hậu thiên, nhận đối cung là Chấn hậu thiên cũng chính là nơi Ly tiên cư trú. Nên Dậu long hậu thiên tiếp nhận Ly sa tiên thiên và ngược lại.
Đó chính là thế tiên/hậu thiên phối.
ĐÔNG TỨ TRẠCH, TÂY TỨ TRẠCH
Khảm, Chấn, Tốn, Ly là Đông tứ trạch
Càn, Cấn, Khôn, Đoài là Tây tứ trạch
Nhà có tọa (sơn) thuộc Đông trạch thì thích hợp cho chủ nhà có mệnh cung thuộc Đông trạch, dùng ngày giờ (tuyển trạch) Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh (thiên can), Tý Mão Ngọ Thìn Tị (địa chi). Nghĩa là sử dụng: Nhâm Tý/Ngọ/Thìn; Bính Tý/Ngọ/Thìn; Quý Mão/Tị; Ất Mão/Tị; Đinh Mão/Tị.
Nhà có tọa sơn thuộc Tây trạch thì thích hợp cho chủ nhà có mệnh cung thuộc Tây trạch, dùng ngày giờ Canh/Tân/Mậu/Kỷ, địa chi Tuất Hợi Sửu Dần Mùi Thân Dậu. Nghĩa là: Canh Tuất/Dần/Thân; Mậu Tuất/Dần/Thân Tân/Kỷ Hợi/Sửu/Mùi/Dậu.
Phần trên là cách sử dụng tỉ mỉ, phần đông các nhà đều lấy địa chi là chính để sử dụng mà không tính tới thiên can. Nguyên tắc chính là Tây phải gặp Tây; Đông phải gặp Đông. 
7. THIÊN CAN, ĐỊA CHI
(CÁC KIẾN THỨC VỀ CAN CHI TRONG SÁCH NÀY ĐÃ ĐƯỢC TRÌNH BÀY NHIỀU RỒI, KHÔNG CÓ GÌ MỚI. NAY CHUYỂN THẲNG TỚI NỘI DUNG PHONG THỦY)
Theo sở học và sở kiến của chúng tôi thì giữa can chi năm sinh của người này và can chi năm sinh của người kia không hề có sự dính dấp về khắc hay hợp. Giữa người và người chỉ có tương quan về (1) ngũ hành (của mệnh nạp âm), chủ về việc ứng xử, cử chỉ hành động trong cuộc sống; và (2) cung mệnh theo bát quái chủ về phương hướng làm việc, sự ngắn ngủi hay lâu bền trong hôn nhân. 
Học thuật phong thủy dụng can chi cho hầu hết các pháp thức chính yếu để xác định long cục, huyệt vị, nạp sa, thuy thủy và phối hướng cùng xác định giờ giấc để an huyệt hay xây dựng tu tạo nhà cửa..vv.. Sau đây là các cách cục nạp thủy của can chi:
CỤC CÁCH BÁT TƯƠNG SINH - 12 CỤC BÁT CAN TỨ DUY.
ta thấy rằng cứ tính từ cung tọa đi xuôi 8 bước là phương nạp thủy. Ví dụ: nhà tọa Nhâm thì đếm từ Nhâm là 1, đếm xuôi tới Đinh là 8 bước, nạp thủy tại Đinh (xem bảng sau)

CỤC CÁCH BÁT TƯƠNG SINH - 12 ĐỊA CHI
Ta thấy rằng từ cung tọa đếm là một, đếm tới cung thứ 8 là cung nạp thủy. Trong công thức nạp thủy này cần ghi nhớ phải nạp đúng sơn "thủy lai", "thủy khứ" mới đạt chuẩn định hướng an huyệt. Ví dụ: xem một cuộc đất thấy có thủy đáo tại sơn Tân nhưng không thấy thủy khứ tại cung Khôn, thì ta không được phép theo pháp thức "cách bát tương sinh" để chọn cuộc đất tọa Giáp hướng Canh được, mà phải dùng pháp thức khác để xác định tọa/hướng của huyệt mộ. Một ví dụ khác, nếu chỉ thấy thủy lai đáo cung Mùi mà không thấy thủy khứ tại cung Tị (mà ở cung khác) thì không thể lập huyệt tọa Tý hướng Ngọ được.
5 CỤC HÓA HỢP CỦA THIÊN CAN NẠP THỦY.

6 CỤC LỤC HỢP CỦA ĐỊA CHI NẠP THỦY.
Phần trên đã nói về các cục cát, đã có cục cát phải có cục hung, sau đây là các cục kỵ (xấu):
3 CỤC HÌNH HUNG THỦY, KỴ DÙNG.
12 CỤC LỤC HẠI HUNG THỦY, KỴ DÙNG .
4 CỤC PHÁ HUNG THỦY, KỴ DÙNG .
8. PHÁP NGŨ HỔ ĐỘN
9. PHÁP NGŨ THỬ ĐỘN 
Hai mục này nhiều sách đã bàn, trên mạng tìm kiếm cũng đễ nên xin phép không bàn.
10. ĐẠI PHÁP "THẬP NHỊ THẦN" - dùng để nạp sa, nạp thủy
Pháp thức "Thập nhị thần" là pháp quan trọng nhất trong việc "nạp sa", "thu thủy" của phong thủy. Pháp thập nhị thần còn được gọi là "thập nhị cung", chính là nguyên lý của vòng trường sinh:
Xin theo dõi tiếp bài 5 

About Author

Advertisement

Post a Comment

 
Top