THẦN LINH VÀ BÙA PHÉP THÁI LAN .
ĐÔI LỜI MỞ ĐẦU : " Gần 95% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền (bao gồm các phái Thiền Lâm Thái Lan, Dhammayuttika Nikaya và Santi Asoke). Một nhóm nhỏ người Thái Lan (4.6%) theo đạo Hồi, 0.7% dân số theo đạo Thiên Chúa. Ngoài ra, còn có các tôn giáo khác. Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan được sự hậu thuẫn và quan tâm lớn từ Chính phủ. Các nhà sư được hưởng nhiều lợi ích do Chính phủ mang lại, ví dụ như được sử dụng các phương tiện giao thông công cộng miễn phí.
Phật giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng lớn bởi các niềm tin truyền thống về tổ tiên và các vị thần tự nhiên; các niềm tin này đã được đưa vào vũ trụ luận Phật giáo. Hầu hết người Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, là một ngôi nhà gỗ nhỏ nơi mà họ tin rằng là chỗ trú ngụ của các vị thần linh. Người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần này để cho các thần hài lòng. Nếu các vị thần không hài lòng, thần sẽ đi ra ngoài miếu thờ và trú ngụ trong nhà của gia chủ và quấy nhiễu. Những miếu thờ này cũng được dựng lên ven đường ở Thái Lan, nơi mà công chúng thường xuyên dâng lễ vật lên các vị thần.Trước khi Phật giáo Nam Tông phát triển, Bà-la-môn Giáo Ấn Độ và Phật giáo Phát triển đã hiện diện. Ngày nay, ảnh hưởng từ hai truyền thống này vẫn còn rõ nét. Các chùa Bà-la-môn đóng một vai trò quan trọng đối với tôn giáo dân gian Thái, và các ảnh hưởng từ Phật giáo Đại Thừa vẫn còn được phản ánh trong các hình tượng, ví dụ như Quán Thế Âm, một hình dạng của Bồ Tát Quán Thế Âm, người thỉnh thoảng vẫn được xem là biểu tượng Thái Lan . " ( http://vi.wikipedia.org/ ).
Chúng ta đã khảo cứu qua các vị Thần của Trung Hoa, của Hin đu và Bà La môn Ấn Độ. Nay tiếp theo mạch , chúng ta khảo cứu tiếp về THẦN LINH VÀ BÙA PHÉP THÁI LAN . Các khảo cứu này do dienbatn sưu tập trong Huyền môn và trên Internet và biên tập lại làm tư liễu khảo cứu. Nếu có phần nào không ghi nguồn là do dienbatn không nhớ nguồn sưu tập - Xin các tác giả lượng thứ. Thân ái. dienbatn.
1. HÌNH TƯỢNG NỮ THẦN TÀI LỘC , TÌNH YÊU - NÀNG KWAK.
Ở Thái người ta thường sử dụng những Bùa , phép theo phái Nam Tông và đọc chú theo tiếng Pali. Các vật hay được sử dụng để cầu tài , cầu duyên là Nàng Kwat , kumanthông. " Nẵng Kwak là hiện thân của tài lộc, tình yêu theo tín ngưỡng của người Thái. Bà xuất hiện qua hình dáng một người phụ nữ xinh đẹp mặc một chiếc váy đỏ theo phong cách truyền thống của Thái, đội một chiếc vương miện vàng trên đầu.
Nữ Thần Lakshmi.
Hình tượng Nẵng Kwak có thể là một hóa thân từ Mae Po Sop - nữ thần lúa gạo của Thái
Cũng có ý kiến cho rằng, bàn tay phải của Nang Kwat giơ lên là hình ảnh mô phỏng từ hình ảnh con mèo Maneki của Nhật.Đây là con mèo may mắn (Chiêu Tài Miêu) Maneki-Neko
Theo truyền thuyết khác, tên thật của Nẵng Kwak là Supawadee, sống vào thời đức Thế Tôn còn tại thế. Bà là con gái của ông Sujitbrahma và bà Sumontha, một gia đình thương gia ở thành phố Matshikasun - Ấn Độ. Khi vừa chào đời, cô đã đem đến may mắn cho gia đình bằng sự lợi lạc trong buôn bán. Để tiện chăm sóc cô, hai ông bà thương gia mang theo cô trong suốt thời gian đi ra ngoài buôn bán. Điều kỳ lạ là mỗi lần cha mẹ đặt cô ở phía trước chỗ bán hàng thì hàng hóa đều được bán sạch sẽ. Hai ông bà thương gia yêu quý và xem cô như báu vật trong gia đình. Gia đình cô đã dần dần trở nên giàu có . Trong một lần đi buôn, nàng Supawadee có cơ duyên được gặp một vị Alahán, đệ tử của Phật đang khất thực. Cô thành tâm cúng dường và được ngài chú nguyện và giảng pháp. Từ đó, Supawadee trở thành một thiện nhân. Cô thường xuyên bố thí cúng dường và vận động cha mẹ cùng làm việc phước thiện.
Cha của Supawadee là ông Sujitbrahma cũng phát thiện tâm cúng dường vật thực, xây tịnh xá, trai tăng thường xuyên. Ông còn giúp đỡ những người nghèo khổ có vốn làm ăn. Nhờ sự may mắn của Supawadee mà những người được giúp đỡ đó đều thành công trong công việc buôn bán.
Nhờ vậy mà cha cô cũng có thời gian mà đi nghe giáo pháp của đức Phật và ông cũng đã xin quy y với Ngài. Từ đó, ông phát tâm cứu giúp người bất hạnh. Bất kể ai cần gì, ông đều giúp nếu thấy có khả năng. Ông xây dựng tịnh xá cho chư tăng an trú. Ông cấp dưỡng cho người nghèo. Và trên đường đi mua bán bất kỳ ai muốn đi theo ông đều cho. Từ đó mà người ta cũng biết được sự cát tường phi thường của nàng Supawadee.Tiếng lành về sự cát tường của Supawadee vang xa, nhiều thương nhân tìm cách gặp được cô để nhận lời chúc lành. Và họ đã thành tựu như ý.
Thế rồi họ cũng trở thành những người thương nhân, đi buôn bán với sự trợ giúp của gia đình nàng và sự ban phước của nàng. Dần dần tất cả giới thương nhân không ai là không biết đến nàng và không những vậy, tất cả các giai cấp trong XH đều rất kính trọng nàng. Xem nàng như là vị nữ thần may mắn Lakshmi giáng trần vậy.
Sau khi nàng chết đi thì người ta làm tượng để thờ cúng. Xem như là 1 vị thần tài bảo trợ cho công việc làm ăn buôn bán của mình vậy. Thế là từ Ấn Độ người ta đã truyền sang Thái Lan. Các thương nhân Ấn ban đầu thì mang tượng bà theo để thờ cúng. Lâu dần người Thái biết chuyện, nên người Ấn làm tượng để bán cho họ, từ đó mà phổ biến mãi cho đến bây giờ.
Sau khi qua đời, mọi người đúc tượng của cô để tôn thờ để cầu mong sự may mắn, tài lộc. Những người buôn bán đời sau đã nhận ra rằng, nếu thành tâm cầu nguyện nàng Supawadee, họ sẽ được may mắn như ý.Hình tượng vị nữ thần này được du nhập sang Thái từ các vị thương gia người Ấn. Hình tượng của Supawadee ban đầu là một cô gái trẻ ngồi trên một chiếc xe kéo, loại xe phổ biến trong việc chuyên chở và buôn bán hàng hóa ủa Ấn Độ cổ xưa.
Đức tin của họ lan tỏa và được các thương gia người Thái chấp nhận. Sau này, người Thái đã thay đổi hình tướng của pho tượng bằng cách kết hợp hình dáng của nữ thần lúa gạo với tượng nàng Supawadee thêm động tác ngoắc tay của mèo Maneki – Nhật Bản để tạo thành thân tướng như ngày nay.
Đây là bức tượng hiếm "Maha Kwat Nẵng Seti" vẫy cả hai tay. Đây là loại tượng dùng để phát triển kinh doanh thịnh vượng bất hợp pháp theo pháp luật !
Nẵng Kwak được giới thương mại kính tin và thờ phụng. Bức tượng của Nẵng Kwat thường đặt gần máy tính tiền ở hầu hết các nhà hàng Thái. Lễ vật cúng dường thường là hoa tươi, 1 ly nước trắng, (ngày rằm mùng một cúng nước ngọt), trái cây, bánh ngọt, đèn thắp bằng dầu mè , bơ, sữa, cơm trắng.Khi làm ăn buôn bán xa, người ta thương vào chùa thỉnh amulet nang kwat hoặc thang ka đề mang theo cầu may mắn " Khi làm ăn buôn bán xa, người ta thương vào chùa thỉnh amulet nang kwat hoặc thang ka đề mang theo cầu may mắn. Giới thiệu tiếp sau đây một số phép nang kwat :
Cái phép cuối cùng này đặt vào ruột tượng Nang Kwat ( Tôm )
Thông thường người ta chỉ niệm bài này khi cúng nàng Kwak :
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA (3 lần)
Sau đó thì tùy ngôn ngữ của mình sử dụng mà khấn vái với Bà, xin Bà phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của cửa tiệm ngày càng phát đạt.
Bà là người chí tâm đảnh lễ quy y với Phật, nên mình kính Phật cũng là kính bà. Chính vì vậy mà người ta dùng câu tán Phật để niệm như vậy.
Về quy cách cúng thì rất đơn giản. Mỗi ngày trước khi mở cửa hàng, ta phải chuẩn bị hương hoa cúng Bà trước. Đốt 5 cây nhang, 1 ly nước lọc, 1 ly nước si-rô đỏ (vì màu đỏ là màu thiêng liêng của người Ấn). Hai bình hoa tươi để 2 bên, nhiều ít tùy ý. Và cúng hoa gì cũng tùy ý, nhưng nên cúng hoa màu trắng hoặc vàng thôi nhé! Ngoài ra, nếu muốn thì có thể cúng thêm ít bánh kẹo là đủ. Tuyệt đối không cúng mặn nhé!
Người ta có tiền thì đốt trầm, không tiền thì đốt nhang cũng vậy thôi! Không nhất thiết phải dùng trầm đâu nhé! Quan trọng là mỗi ngày phải thay các phẩm vật cúng (nước, hoa, bánh trái..v..v...) là được.
Cũng cần nói thêm là ta biết nguồn gốc của Bà là người hành thiện, lợi tha, nên mình đã thờ Bà thì phải biết noi gương Bà mà gìn giữ giới hạnh, giúp người và vật, làm phước càng nhiều thì mới mong lời cầu xin của mình có hiệu quả đó!( Phayan và Thiên Vương ).
Quán xá ế ẩm, nên dùng nằng Ngoắc để kéo khách, chỉ kéo khách, để khách bỏ quán là do kinh doanh tệ thì ráng chịu. Cúng nước hoa, son môi, bông đỏ, trái cây tươi, sáng ra thắp 10 ngọn nến hồng, đọc bài kinh sau.
Ohm Sriwichai Gangwian
Phu Jao Khao Khiow mee luuk khon Diow cheu Nang Kwak
Chai hen Chai rak Ying hen Ying rak
Tak tuan naa Puak Paanichaa paa goo pai kaa terng Meuang Maen
Goo ja pai kaa hua waen gor dai wan la saen tanaan
Goo ja kaa saarapatgaan gor dai doey klong
Goo ja kaa tong mea-rai gor dai dtem haap piang wan nen paen roi
Saap hap ma reuan saam deuan pen settee saam pee pen por kaa sampao
Phra Reusee poo pen Jao prasit hai gae luuk khon diow sa-waa-ha.
( ''Ôm ri quích gang quin
phu chao khao khia mi lúk kôn đo chêu năng quắt
chay hên chay rắt hai ing hên hai ing tắt
tắt thuân na pốt pa ni cha pa gu bai ka thơ mue ang mên
gu cha bai ka hua quên gô dai quan la sên ta nan gu ja ka sa sa ra pát gon gô dai do ey lông
gu cha ka thông đô đai them hát piang quan ni bpen roy
sam hát ma ruê an sam đue an bên sê thi sam pi pên pô ka sam pao
pra ra si pu pên chao pra sít hai gê lút kôn đaw qua ha.'' ).
Không đọc được thì tập đọc theo video sau:
Bùa hộ mệnh xinh đẹp "tài Bag" Nang Kwak .
Amulet Phra Somdej tài sản (làm cho cử chỉ Nẵng Kwak) bởi LP Phromma
Gồm một hỗn hợp của thực vật thiêng liêng và bột Kod Lek lai
Xin theo dõi tiếp bài 3. dienbatn giới thiệu.Giới thiệu thêm một số phép nang kwat :
Post a Comment