Học Phong Thủy Học Phong Thủy Author
Title: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN CỦA DIENBATN. BÀI 4.
Author: Học Phong Thủy
Rating 5 of 5 Des:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN CỦA DIENBATN. 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN CỦA DIENBATN. 



9/ VẬT LIỆU LÀM MỘ.
Tùy theo điều kiện cụ thể của các gia đình, người ta có thể xây dựng mộ phần cải táng bằng nhiều vật liệu khác nhau như đắp đất, xây bằng gạch , lát đá xẻ hoặc làm bằng đá nguyện khối.
Tuy nhiên , dù có làm mộ bằng vật liệu gì, người ta vẫn cần phải đảm bảo tất cả những yêu cầu về Phong thủy , nhằm làm cho mộ phần được vĩnh hằng, mồ yên mả đẹp ,  tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người còn đang sống.
1. Mộ đắp bằng đất : Đây là trường hợp những người quá nghèo, không thể làm mộ bằng những vật liệu tốt hơn nên chỉ đắp nấm bằng đất và cắm bia lên mộ để đánh dấu. Những nấm mộ này sau một vài chục năm thường bị mất nấm do con người cày bừa, canh tác qua đó , hoặc do những dòng nước cuốn trôi đất đi nên mất dấu. Trong thời gian đất nước còn chiến tranh , vì điều kiện khó khăn nên đa phần người ta chỉ đắp mộ bằng đất, thời gian trôi đi, kẻ còn , người mất nên nhiều nấm mộ bị thất lạc vì mất nấm , thậm chí có nhiều ngôi mộ do không nắm được vị trí chôn trước nên những ngôi mộ sau chôn trùng lên phía trên. dienbatn đã gặp trường hợp khi hợp tác xã cho đấu thầu ao, người ta vét ao và thấy có tới 4 chiếc tiểu sành xung quanh bờ ao, người thầu ao đó xếp cả 4 chiếc tiểu lên thành một chồng và chôn ngay dưới hố thông hào bên bờ ruộng gần đó. Sau này cùng một nhà ngoại cảm ( Chị Mai - Thái Bình ) đi tìm mộ , mới phát hiện ra điều đó .
Ngày nay , ngoài các nghĩa trang ở các làng quê, tình trạng mộ đắp đất bị mất nấm và trở thành vô chủ hay bị thất lạc rất nhiều. Đã có nhiều gia đình khi nhận mộ bị những gia đình khác cũng nhận trùng, gây nhiều việc rất đau lòng.
Dưới mặt đất khu vực dienbatn đang ngồi có hàng trăm ngôi mộ vô chủ.


Một trường hợp đặc biệt nữa là những ngôi mộ đang " Kết " , người ta cũng không được phép tôn tạo mà chỉ đắp đất xung quanh . Thời gian kết phát của ngôi mộ có khi hàng chục năm, trong thời gian mộ đang " kết " , tuyệt đối không được tu tạo hay điều chỉnh gì cả , chờ cho đến khi mộ Kết xong mới được làm để ổn định quá trình tụ Khí của mộ.
Một ngôi mộ " kết ".


Một ngôi mộ kết tại Nghệ An,  nhưng do gia đình không biết nên xây kín như thế này. Do mộ kết nên đất nở ra, phá vỡ cả phần bao xung quanh. Thật tiếc quá. Hóa giải bằng cách : Mộ này không được phép đào lên. Chỉ có thể bỏ hết tường bao quanh và xây bao rộng ra ngoài, bỏ cái nắp chụp ở trên đi. 

2. Mộ xây bằng gạch và trát vữa.
Một hình thức làm mộ đỡ tốn kém là mộ được xây bằng gạch , sau đó trát vữa lên như người ta xây nhà . Hình thức này được sử dụng khá phổ biến trong những thập kỷ 60-90 của Thế kỷ trước. Ưu điểm của mộ này là khá chắc chắn và bền vững. Mộ xây kiểu này người ta có thể xây được rất nhiều hình thù bất kỳ tùy theo tục lệ ở các địa phương.

Một ngôi mộ ở miền Trung.



Ở các nghĩa trang , người ta cũng xây sẵn hàng loạt những ngôi mộ bằng gạch như thế này.


Thậm chí người ta có thể xây cả những " Cung điện mộ " như thế này tại Huế.


3. Mộ xây gạch nhưng bên ngoài lát gạch men.

Những ngôi mộ này cũng tương tự như những ngôi mộ xây bằng gạch và trát vữa, xong về hình thức thì coi trông đẹp hơn. Nhược điểm của loại mộ này là sau một thời gian, các mạch vữa sẽ bị chảy ra loang lổ và hay bị nứt gạch.
Một ngôi mộ xây như thế này có giá thành khoảng 5 triệu.




4. Mộ làm bằng đá xẻ.

Mộ bằng đá Kim sa đen hạt nhỏ Ấn Độ.
Hiện nay có khá nhiều chủng loại đá xẻ nội hay nhập ngoại. Đá xẻ thường dày khoảng 1,5 - 2 cm. Tùy theo loại đá mà có giá thành khác nhau. Thông thường người ta sử dụng loại đá xẻ tốt là loại đá Kim Sa ( có hai loại hạt to và nhỏ ) , loại tốt là nhập từ Ấn Độ, Trung bình là đá xẻ của Bình Định, loại rẻ tiền là đá của Trung Quốc. Nhìn không có kinh nghiệm rất dề bị nhầm mặc dù giá thành của chúng khác nhau khá xa. Giá thành một ngôi mộ như vậy có thể giao động từ 15 - 25 triệu tùy theo chất lượng đá. Mộ loại này khá bền vững theo thời gian, độ bền màu ổn định , tuy nhiên hãy còn hay bị loang lổ do xi măng ở các mối ghép . Ngày nay thợ đá có loại keo gắn đá ( gồm 1 lon và 1 tuýp trộn với nhau ) , dùng gắn đá thay xi măng khá ổ định và bền.


Mộ bằng đá Kim Sa đen hạt to Bình Định.
5. Mộ bằng đá nguyên khối.

a/ Mộ đá xanh của Thanh Hóa hay Ninh Bình .Làng nghề đá Ninh Vân - Ninh Bình hiện nay đã chế tác khá nhiều mẫu mộ bằng đá nguyên khối. Thông thường thì người ta chọn đá granit của Thanh Hóa hay Ninh Bình để làm. Loại này có giá thành khá rẻ , tùy theo kiểu dáng chế tác và tính theo M3 khoảng vài chục triệu một ngôi mội. Loại đá này mềm nên dễ chế tác (  Độ cứng thường chỉ đạt 4-5 ). Nhược điểm của loại này thường là do nổ mìn khi khai thác nên đá bị om ở trong sẵn dễ vị nứt. Tại làng nghề, người ta dấu rất khéo các vết nứt hay khiếm khuyết khi chế tác bằng một loại keo. Nhiều gia đình có điều kiện và kỹ lưỡng , họ đến tận mỏ đá chọn những cục đá mồ côi hay khai thác không nổ mìn về để chế tác . Dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng đá Ninh Vân , hàng trăm mẫu mã các sản phẩm được chế tác tuyệt đẹp. 
Một ngôi mộ đá xanh Thanh Hóa do dienbatn thực hiện.
Máy cắt đá tại Ninh Vân - Ninh Bình. 


b/ Mộ bằng những loại đá bán quý.




Đá bán quý là những khối đá như Cẩm Thạch , Caxiđôn , Mã Não hay đá Ngọc Bích . Đây thường là những viên đá mồ côi có kích thước khá lớn . Đặc điểm của những loại đá này là có màu đẹp ( Xanh hoặc đen ), độ cứng rất lớn ( 7-8 ), nhiều vân đẹp hay tuyền một màu và không hề có vết nứt . Loại đá này gần như vĩnh cửu theo thời gian . Xuất xứ của đá có thể là nhập từ Nê Pan, Ấn Độ hay là những viên đá mồ côi ở Phú Yên ,  Bình Định. 
Đây là một loại đá đen mồ côi của Bình Định. Đá rất liền thớ và có độ cứng khoảng 6-7. Dùng đá mồ côi làm mộ phần tốt hơn các loại đá khác là không bị om đá vì nổ mìn, dẫn đến đá không có những vết nứt ngầm. Trong loại đá này có chất dầu nên càng gặp mưa nắng càng bóng. Trên nền đen có những vân trắng rất đẹp. Dàn máy làm đá thật là hiện đại, tiện lõi của đá có đường kính 80 cm mà cứ như tiện thép.
Ba khối đá hình bát quái đặt chồng lên có đường kính vòng tròn ngoại tiếp lần lượt là 1,47 m - 1,27 m và 1,07 m. Với chiều dày từ đáy lên lần lượt là 35 cm - 35 cm - 57 cm.




10/ MÀU SẮC CỦA MỘ.
Thông thường vì mộ là Âm trạch nên người ta thường chọn vật liệu làm mộ có màu đen hoặc xanh thẫm. Hầu như cũng không có ai làm mộ màu trắng cả vì trông giống màu WC. Cũng không nên sử dụng màu đỏ vì tính Dương khí nhiều .
Xin coi tiếp BÀI 5 - dienbatn .




About Author

Advertisement

Post a Comment

 
Top