II - ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM KHÍ THUỘC NỀN VĂN HIẾN VIỆT TRONG VIỆC LÝ GIẢI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.
II - 1: Khái niệm Âm và Dương Khí.
Trong cổ thư chữ Hán ghi nhận rất nhiều các danh tính của khí trong nhiều lĩnh vực, như: Hỏa khí, Mộc khí, Sinh khí, sát khí, tử khí, vượng khí, suy khí, Âm khí, Dương khí, tà khi..vv...Nhưng lại không có định nghĩa cụ thể về khí. Bởi vậy, người ta chỉ có thể cảm nhận một cách mơ hồ về khái niệm này. Sự bí ẩn của khái niệm "Khí' khó hiểu cho đến tận ngày hôm nay.
Nhưng, trong những bài viết và sách đã xuất bản của tôi, đã nhiều lần khẳng định rằng: Những khái niệm trong Lý học Đông phương phải là những qui ước, ký hiệu phản ánh thực tại. Thực tại đó bao gồm cả những thực tại mà tri thức nhân loại hiện đại chưa biết đến. "Khí" chính là một thực tại mà tôi đã định nghĩa ở trên:
Khí là một dạng tồn tại của vật chất được hình thành do sự tương tác của vật chất và tác động trở lại với vật chất.
Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành thì khái niệm Âm Dương bao trùm tất cả mọi vật thể từ vô cùng nhỏ, đến vô cùng lớn mà con người có thể tìm thấy, hoặc chưa tìm thấy nhưng có thể tưởng tượng ra trong thế giới - vũ trụ - tương đối này. Khái niệm "Khí" cũng không nằm ngoài phạm trù Âm Dương. Bởi vậy, chúng ta sẽ xét đến khái niệm đầu tiên thế nào là "Âm khí" và thế nào là "Dương khí"?
II - 1 - 1: Khái niệm Dương Khí trong văn minh Lạc Việt:
Khái niệm Dương khí nhân danh nền văn hiến Việt là:
Khí hình thành do sự tương tác giữa hai hay nhiều vật thể
MINH HỌA DƯƠNG KHÍ
Chúng ta giả định rằng có hai thực thể vật chất là A và B tương tác lẫn nhau. Thì khí hình thành bởi hai vật thể tương tác này và tương tác trở lại với A&B là Dương Khí.
II - 1 - 2: Khái niệm Âm khí trong văn minh Lạc Việt:
Sự phục hồi của khái niệm Khí trong Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, định nghĩa về Âm khí như sau:
Khí hình thành do sự tương tác của những thực thể có trong cấu trúc của một dạng tồn tại vật chất nào đó là Âm khí.
Định nghĩa này được minh họa bởi hình sau đây:
Chúng ta giả thiết rằng cấu trúc M là một thực thể vật chất được cấu tạo bởi hai thực thể có trong nó và tạo nên nó là A&B. Thì sự tương tác của A& B chính là Âm khí theo định nghĩa trên. Và tất nhiên Khí tạo nên do sự tương tác giữa hai thực thể M&N lại là Dương Khí. Từ định nghĩa này, chúng ta ứng dụng vào một thực tế như sau:
Ví dụ 1:
- Khí hình thành do sự tương tác giữa địa cầu với các hành tinh chung quanh trái đất tạo ra Dương Khí. Nhưng toàn bộ sự tương tác giữa các tinh tú và hành tinh của nó bên trong giải Ngân Hà của chúng ta so với Thiên Hà khác lại được coi là Âm khí. Vì lúc này, khi xem xét sự tương tác của Ngân Hà với các Thiên Hà khác thì thì tương tác của Ngân Hà với các Thiên Hà khác là Dương khí với Ngân hà của chúng ta.
Ví dụ 2:
- Tương tác giữa phân tử Sắt (Fe) này với một hay nhiều phân tử sắt khác là tương tác tạo thành Dương Khí giữa hai hay nhiều phân tử sắt. Nhưng toàn bộ sự tương tác của các phân tử sắt (Fe) trong một thanh sắt so với một vật thể vật chất khác - thí dụ như một thanh gỗ chẳng hạn - thì lúc này tương tác giữa các phân tử sắt trong thanh sắt đó lại gọi là tương tác Âm và tạo thành Âm khí so với tương tác giữa thanh sắt với thanh gỗ.
Ví dụ 3:
Hai người ngồi uống Café trong quán, Sự tương tác giữa hai người là Dương khí. Nhưng so với sự tương tác của cả quán café - trong đó có hai người ngồi - với một người - hay bất cứ đối tượng nào bên ngoài quán - thì tương tác bên trong quán là Âm khí.
II - 1 - 3: Kết luận:
Khí hình thành do tương tác giữa các cấu trúc vật chất bên trong một vật thể được quán xét là Âm khí .Khí hình thành do tương tác bên ngoài các vật thể được quan xét gọi là Dương khí. Định nghĩa này dùng cho mọi cấu trúc vật chất dù vô cùng nhỏ, hoặc vô cùng lớn mà trí thức nhân loại hiện đại đã tìm ra hoặc có thể sẽ tìm ra và tùy theo đối tượng quán xét.
II - 2: Ứng dụng khái niệm Âm Dương khí từ văn minh Lạc Việt lý giải các vấn đề liên quan
Qua định nghĩa trên thì anh chị em thấy rằng: Khái niệm Âm Dương khí chỉ là một khái niệm - về nguyên tắc - là sự phân biệt giữa khí hình thành bên trong vật thể quán xét, hay bên ngoài vật thể khi nó tương tác với vật thể khác. Tóm lại nó tùy theo đối tượng quan sát. Chính bởi vậy mà trong các cổ thư còn sót lại chúng ta thấy khái niệm Âm Dương khí ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Nếu chúng ta không có một khái niệm đúng đắn thì chúng ta sẽ không thể hiểu được tại sao lại lúc gọi là Âm khí, lúc cũng gần giống như vậy lại là Dương. Từ đó tạo ra một sự nhận thức hỗn loạn khí nghiên cứu Lý Học Đông phương , mà giang hồ thuật sĩ vẫn gọi là "Tẩu hỏa nhập ma". Nhưng với định nghĩa như trên - nhân danh nền văn hiến Việt - thì mọi chuyện đều rõ ràng. Và chúng ta ứng dụng vào việc quán xét các trường hợp liên quan, theo tiêu chí khoa học.
II - 2 - 1:
Căn cứ trên những khái niệm về khí ở trên, chúng ta lý giải những hiện tượng bí ẩn sau đây đã tồn tại trên thực tế qua các cổ thư truyền lại.
Cổ thư viết:
"Khi hỗn độn mới phân. Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành Trời. Khí Âm nặng và đục tụ xuống thành Đất"
Nhưng trong phong thủy, cổ thư lại viết:
"Âm thăng Dương Giáng".
"Âm cao, Dương thấp".
"Chỗ trũng thấp là Dương, nhô cao là Âm".
Nếu so sánh hai tiêu chí trên chúng có vẻ như mâu thuẫn. Và chính mâu thuẫn này khiến không ít phong thủy gia đã lấy quan niệm của cổ thư khi lý giải "Trời đất mới phân" làm tiêu chí chính trong phong thủy (*). Và đây là một sai lầm. Điều này xảy ra vì họ chưa hiểu bản chất của khí.
Thực chất câu trong cổ thư ghi: "Khi hỗn độn mới phân. Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành Trời. Khí Âm nặng và đục tụ xuống thành Đất" là thể hiện tình trạng tương tác ban đầu của vũ trụ - gọi là giai đoạn "lưỡng nghi". Sự tương tác này là giữa bản thể vũ trụ là Thái Cực với cái động ra đời đối đãi với nó và xuất hiện cái có Âm - mà cổ thư biểu tượng là Đất - so với cái khởi nguyên - Thái Cực - do xuất hiện cái Âm đối đãi với nó nên trở thành Dương. Khí tụ thành hình nên vật chất thuộc Âm - vật chất luôn động nên Âm Động theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Khác hẳn cổ thư chữ Hán quan niệm ngược lại. Sự tương tác của toàn thể vật chất trong vũ trụ - từ hạt nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ là Âm so với sự khởi nguyên là Dương - tức Thái Cực. Do đó nói " Khí Dương bay lên, khí Âm tụ" là so sánh sự đối đãi giữa tồn tại của vật chất với toàn thể vũ trụ.
Nhưng khi vũ trụ đã hình thành - với khái niệm Âm Dương khí như trên thì sự tương tác nội tại của bản thể qủa Đất của chúng ta là tương tác Âm và tạo thành Âm khí. Chúng ta cũng biết rằng trái Đất tự quay quanh trục. Trong khí theo định nghĩa về khí là miộtt thực thể vật chất tất yếu phải theo những quy luật vật lý căn bản. Đó là lực ly tâm và Âm khí có xu hướng tụ ở vùng ngoài vỏ trái đất. Ở nới càng cao bên ngoài vỏ trái Đất như núi, gò....thì Âm khí càng tụ. Đó là lý do mà trong Phóng thủy coi nhưng nơi Cao là Âm. Ngược lại tương tác giữa trái đất và các thiên thể bên ngoài là tương tác Dương. Dương khí tương tác bên ngoài sẽ có xu hướng xuống đến chỗ trung nhất trên vỏ quả đất. Nên Phong thủy coi trũng thấp là Dương. Chúng ta xem hình minh họa sau đây:
HÍNH MINH HỌA VẬN ĐỘNG VÀ TƯƠNG TÁC CỦA ÂM - DƯƠNG KHÍ TRÊN ĐỊA CẦU
* Âm khí - hình thành do tương tác cấu trúc nội tại của trái Đất - thể hiện bằng những mũi tên xanh có xu hướng lan tỏa ra những chỗ cao trên bề mặt địa cầu: Âm nhô cao.
* Dương khí - hình thành do sự tương tác giữa trái Đất và các thiên thể gần gũi - thể hiện bằng những mũi tên đỏ có xu hướng tràn xuống chỗ trũng thấp - Dương trũng thấp.
Qua đó chúng ta thấy rằng: Núi càng cao thì Âm khí càng cực. Khe càng sâu thì Dương càng vượng. Nếu Âm Dương hài hòa thì "thiên nhất sinh thủy - nên nơi núi cao có suối thác chảy. Khe càng sâu mà Âm Dương hài hòa thì thế nước trong khe huyền vĩ. Núi cao không có suối thác là cô Âm. Khe sâu mà nước không tràn đầy là cô dương.
Qua sự giải thích trên , chúng ta thấy rằng, sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt đã giải thích một cách hoàn hảo những bí ẩn của cổ thư và ngày càng chứng tỏ chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nhưng sự minh chứng chưa dừng ở đây.
Anh chị em lưu ý:
Phát hiện về khí chính là một phát hiện rất quan trọng của Phong thủy Lạc Việt, nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt. Ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở môn phong thủy mà còn giải thích hầu hết mọi vấn đề liên quan đến những bí ẩn trong học thuật cổ Đông phương, như: Tướng pháp, Đông y.....
Bởi vậy, anh chị em phải nắm vững và hiểu rõ loạt bài ngày như là một nguyên lý căn để trong ứng dụng Phong thủy Lạc Việt. Đây cũng là cơ sở rất quan trọng trong việc khám phá bí ẩn của Lý học Đông phương - tức bí ẩn của vũ trụ nhân danh nền văn hiến ViệtCòn tiếp
------------------
* Chú thích: Có một phong thủy gia viết bài trên Vietnamnet.vn có quan niệm sai lầm khi cho rằng: "Âm thấp, Dương cao" vì chỉ theo một vế của cổ thư khi nói về sự hình thành vũ trụ. Qua đó chúng ta thấy rằng: Phong thủy Lạc Việt chỉ là sự hiệu chỉnh những sai lầm có tính nguyên lý và ứng dụng nguyên lý đó để hiệu chỉnh những di sản bị thất truyền. Trong nhiều trường hợp Phong Thủy Lạc Việt chính là sự lý giải hợp lý những bí ẩn của lý học Đông phương, nhằm phục hồi những di sản của tổ tiên Lạc Việt.
II - ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM KHÍ THUỘC NỀN VĂN HIẾN VIỆT TRONG VIỆC LÝ GIẢI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.
Tiếp theo
II - 2 - 2: Phép xem tướng và khái niệm khí.
Với định nghĩa về khí được phục hồi từ nền văn minh Lạc Việt, chúng ta thấy bên trong mỗi con người chúng ta đều có sự tương tác của các cấu trúc vật chất trong cơ thể mỗi chúng ta. Cấu trúc trong cơ thể người chúng ta đều có những cái chung như: Gan, phổi, dạ dày, tim óc, xương cốt ..vv..Cái chung này của con người khác các sinh vật khác. Bởi vậy khí chất của con người cũng khác sinh vật khác. Nhưng mỗi con người lại có cấu trúc riêng rất khác nhau - mà cụ thể sẽ có những tế bào phân tử gen di truyền khác nhau. Cấu trúc khác nhau thì hình tướng tất khác nhau. Tất nhiên - theo khái niệm khí nhân danh nền văn hiến Việt - thì sẽ tùy thực tại cấu trúc cơ thể của mỗi con người mà mỗi người đều có khí chất riêng. Và khí chất ấy sẽ thể hiện qua hình tướng ấy.
Khí chất khác nhau tất sự tương tác của khí chất với môi trường sẽ khác nhau và tạo nên số phận khác nhau mang tính quy luật. Thuật xem tướng bắt đầu từ nguyên lý này.
Anh chị em lưu ý là tôi chỉ lý giải nguyên lý của thuật xem tướng xuất phát từ khái niệm Khí nhân danh nền văn hiến Việt, nhằm chứng tỏ khả năng lý giải một cách hợp lý theo tiêu chí khoa học cho khái niệm khí được phục hồi. Chứ không cho rằng khái niệm khí là yếu tố duy nhất cấu thành nên thuật xem tướng. Nhưng ít nhất - cho đến ngày hôm nay - khoa học hiện đại đã hình thành môn "Phục hồi nhân dạng" dựa trên cốt người để lại. Điều này đã chứng tỏ một cách sắc sảo nhân danh khoa học về mối liên hệ có quy luật giữa cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài. Mà chúng ta biết rằng: Cấu trúc bên trong con người không phải chỉ gồm có cốt, mà còn là các cấu trúc khác trong một cơ thể sống. Mà - với khái niệm khí - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tất cả các cấu trúc bên trong một cơ thể sống tạo nên khí chất qua hình thức bên ngoài của nó.
Thực tế của khoa xem tướng đã đạt đến mức tinh vi: Xem tướng có thể biết được bệnh tật, thể trạng và cả số phận. Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Kiến thức của người xưa phải rất sâu sắc về mối tương tác trong mọi sự liên hệ giữa cấu trúc cơ thể và điều kiện môi trường thì cổ nhân mới ứng dụng được vào khoa xem tướng qua hình thức bên ngoài chi tiết cho từng con người và diễn biến của nó.
Nguyên lý của phép xem tướng qua sự lý giải về khái niệm khí này - sẽ dẫn đến thuật xem tướng nhà , mà chúng ta sẽ tiếp thu sau này. Nguyên lý này từ "tiên thiên" là - khí khi hình thành vũ trụ thì "Khí tụ thành hình" và "hình nào khí đó". Nên xem hình sẽ biết được khí.
Anh chị em cần nắm vững nguyên lý này khi học về "Hình Lý Khí" trong Phong thủy Lạc Việt, để không bị "tầu hỏa nhập ma' khí luận tướng nhà. Nói cho giống ngôn ngữ khoa học là: Qua hình thức ngôi nhà luận ra kết quả của những người sống trong ngôi nhà đó. Chính bởi khí chất bên trong được hình thành của ngôi nhà đó tương tác với họ.
II - 2 - 3: Sự hình thành Âm Dương Khí trong các mối quan hệ của Phong thủy Lạc Việt
Trong Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt quan niệm khác hẳn sự ghi nhận trong cổ thư chữ Hán là: Dương Tịnh - Âm Dộng (Cổ thư chữ Hán cho rằng Âm Tịnh và Dương Động). Nhất quán (*) với nguyên lý của nền văn hiến Việt. Phong thủy Lạc Việt thì Động thuộc Âm, nên khí thuộc Dương. Tịnh thuộc Dương nên khí thuộc Âm. Một hình ảnh minh họa cho nguyên lý trên là: Người nữ hình tướng thuộc Dương (Các đường cong, tròn, mềm mại) nên khí chất thuộc Âm. Người nam hình tướng thuộc Âm (Các cấu trúc vuông và rắn chắc), nên khí thuộc Dương. Ứng dụng vào Phong Thủy ta thấy:
* Trong căn nhà không người ở - tĩnh Dương - thì sinh Âm khí. Trong căn nhà có người ở - động - thì sinh Dương khí.
* Khí chất trong nhà là Âm so với môi trường là Dương - (Nguyên lý đã học ở trên) . Vậy nhà ở cần môi trường động thì âm dương cân bằng. Đó là lý do mà những ngôi gia ở các đường phố lớn, người đi, xe cộ tấp nập thường phát tài, phát lộc hơn ở vùng hẻo lánh.
Anh chị em cần lưu ý rằng:
Âm Dương phân biệt tuyệt đối chỉ có ở sự khởi nguyên của vũ trụ. Vì chỉ có ở khởi nguyên vũ trụ mới có cái tĩnh tuyệt đối so với cái động tuyệt đối. Khái niệm phi vật chất duy nhất chỉ có ở trạng thái khởi nguyên và là dương tuyệt đối. Vì vật chất là Động nên tất cả những cái gì Động trên thế gian này - kể cả ý thức - đều thuộc Âm và có thuộc tính vật chất (**).
Còn trong tất cả mọi lĩnh vực thì khái niệm Âm Dương chỉ là trạng thái đối đãi tương đối và là sự so sánh phân biệt. Thí dụ: Người nữ là Âm, nhưng tư duy của họ lại là Dương....vv...
Bởi vậy, khi nói cấu trúc nhà là Âm so với môi trường , nhưng điều đó không có nghĩa trong ngôi nhà không có khái niệm Dương - bởi sự đối đãi với nhau trong cấu trúc liên quan. Điều này giải thích câu của cổ nhân "Trong Âm có Dương , trong Dương có Âm", chính là vì tính đối đãi trong thế giới tương đối này.
Muốn trở thành một nhà nghiên cứu về bất cứ lĩnh vực nào trong Lý học Đông phương - bao gồm cả Phong thủy Lạc Việt. Anh chị em phải hiểu sâu sắc các bài giảng về Khí.
II - ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM KHÍ THUỘC NỀN VĂN HIẾN VIỆT TRONG VIỆC LÝ GIẢI CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN.
Tiếp theo
II - 2 - 4: Khí trong các mối quan hệ của Phong thủy Lạc Việt
Khí trong môi trường đô thị
Trong bài trên, tôi đã giảng về tính chất Âm Dương của khí. Tóm tắt lại thì tính Âm Dướng có những đặc điểm là:
- Quan hệ không gian thì tùy theo vị trí quán xét.
- Quan hệ thời gian thì tùy theo Động tĩnh:
- Động thuộc Âm, nên khí thuộc Dương.
- Tịnh thuộc Dương nên khí thuộc Âm.
Anh chị em lưu ý:
Khái niệm động tĩnh cũng chỉ là tương đối.
Trên cơ sở này, chúng ta bắt đầu quán xét đến sự vận động của khí trong môi trường liên quan đến nhà ở.
Căn cứ vào khái niệm trên thì chúng ta thấy rằng:
Dương khí là khí do tương tác của các vật thể đang vận động tạo ra. Từ đó suy ra, vận động cành nhanh thì tạo khí dương càng mạnh.
Sự tương tác của khí dù Dương hay Âm - Theo nguyên lý trong "Dương có Âm, trong Âm có Dương", cũng phân loại tiếp tục căn cứ theo chiều của khí:
* Chiều từ trái sang phải - thuận chiều Kim đồng hồ - là chiều Dương. Đây chính là chiều tương tác thuận trên Hà Đồ (Hà Đồ thuộc Âm so với Lạc Thư, phản ánh sự tương tác thuận thuộc Dương).
* Chiều từ phải sang trái thuộc Âm.
Hay nói cách khác: Chiều ngược là Âm, chiều thuận là Dương.
Căn cứ vào định nghĩa khái niệm này, chúng ta sẽ thấy rằng: Trên một con đường hai chiều thì sẽ tạo ra hai dòng khí ngược chiều bởi hai dòng xe cộ. Dương khí tạo ra mạnh nhất chính bởi xe chạy trên lộ, còn Dương khí do người đi bộ tạo ra trên vỉa hè là không đáng kể (Trong trường hợp lưu lượng người đi bộ không nhiều). Chúng ta xem hình minh họa dưới đây:
* Mũi tên xanh trong hình trên biểu diễn đường đi của một vật thể chuyển động với tốc độ chậm hoặc trung bình. Khí tạo ra tương tác sang hai bên của chiều chuyển động, đẳng hướng và không gây tạp khí.
* Mũi tên đỏ trong hình trên biểu diễn đường đi của một vật thể chuyển động nhanh, khí tạo ra có hình thái chuyển động phức tạp. Dễ tạo ra tạp khí.
Từ phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chúng ta thấy rằng:
Nếu Âm Dương hài hòa, lưu lượng xe cộ tương đối cân bằng và tốc độ tương thích, Xe bên Dương không lấn sang bên Âm thì mọi chuyện tương đối suông sẻ.
Nhưng nếu chỉ cần một chiều xe rất đông và một chiều xe rất vắng, thì sự mất cân bằng Âm Dương sẽ xảy ra. Đương nhiên đây là một trong những yếu tố xảy ra tai nạn xe cộ. Như vậy trong môi trường đô thì, thì mọi sự vận động tạo ra Dương khí.
Hướng tương tác của khí trên đường lộ và vấn đề liên quan.
Trong Phong Thủy Lạc Việt và phong thủy nói chung thì:
Con đường với lưu lượng xe cộ được tính như một dòng sông trong kiến trúc phong thủy.
Cái khác nhau ở đây là: Dòng sông chỉ có một chiều, còn con đường thì hai chiều. Bởi vậy, khi tính sự tương tác của con đường với nhà ở, hoặc đối tượng nào đó thì tính theo chiều xe đi tới gần đối tượng hoặc căn nhà đó. Xem hình dưới đây:
Giả thiết qua hình vẽ trên: Dãy nhà phía dưới có vị trí tọa Nam, hướng Bắc (Đông trạch) thì tương tác vận khí màu đỏ của con đường từ Tây (Bên phải) sang Đông (Bên trái). Nhà thuộc Đông Trạch mà chịu sự tương tác của khí thuộc Tây trạch thì không tốt. Nếu gia chủ thuộc Đông Tứ cung thì đỡ xấu vì nhà được hướng. Nhưng nếu gia chủ lại thuộc Tây tứ cung thì nghịch hướng nhưng cũng đỡ xấu hơn.
Ngược lại, dãy nhà phía trên có vị trí tọa Bắc, hướng Nam Đông trạch, vận khí màu xanh đi từ Đông sang Tây, nhà lại thuộc Đông trạch (Tọa Bắc hướng Nam), nên sẽ tốt hơn vì được hưởng khí phù hợp với căn nhà. Nếu gia chủ lại thuộc Đông tứ cung thì hoàn toàn tốt. Tây tứ cung thì đã xấu lại càng xấu thêm.
Bởi vậy, chúng ta có thể suy luận tổng quát căn cứ vào một yếu tố tương tác rất quan trọng là: Dãy nhà phía trên làm ăn phát, còn phía dưới làm ăn không tốt lắm. Đi vào chi tiết từng nhà thì còn nhiều yếu tố, như cấu trúc từng nhà, tuổi gia chủ..v.v...
Hướng tương tác cụ thể của con đường còn liên quan đến các sơn, hướng theo Bát trạch, Huyền không, Hoàng tuyền, Thái tuế...(Sẽ học sau).
Do đó, khi trấn yểm, hoặc ứng dụng cácphương pháp phong thủy khác, chúng ta phải chú ý đến chiều của khí tạo ra bởi hướng di chuyển trên con đường, để phát huy cái tốt và hạn chế cái xấu.
Sự tương tác của Dương khí liên quan đến dãy phố còn tùy lưu lượng dòng chảy (Đường rộng hay hẹp) , tốc độ dòng chảy. ...Và còn một yếu tố rất quan trọng nữa là vỉa hè rộng hay hẹp. Nếu vỉa hẻ hẹp thì tương tác dù mạnh hay yếu của Dương khí sẽ gần như trực tiếp. Vỉa hè rộng, thì lực tương tác giảm. Những qui luật vật lý thuộc tri thức hiện đại, vẫn được ứng dụng trong hoàn cảnh này.
Từ đó, chúng ta sẽ suy ra rằng:
Nếu vỉa hè quá hẹp, thì Dương khí sẽ dội trở lại sau khi tương tác với mặt tiền nhà. Hướng của Dương khí khi dội lại sẽ tùy theo cấu trúc mặt tiền nhà - nếu cấu trúc mặt tiền nhà càng phức tạp, đa dạng do tính cách kiến trúc khác nhau của mỗi nhà (Đây là yếu tố thường thấy ở các căn nhà Việt Nam trên dãy phố) thì hướng dội lại của Dương khí sẽ càng phức tạp. Tạp khí xuất hiện trên con đường và tác động trở lại dòng chảy. Dòng chảy càng mạnh thì tạp khí càng mạnh. Tất nhiên đây là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo ra tai nạn. Trong trường hợp này thì sẽ khả năng làm rộng con đường do tính tương tác của nó với ý thức - vấn đề này có mối liên hệ khá phức tạp - anh chị em tham khảo tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?". Ở đây tôi chỉ xin lấy hình ảnh thực tế để minh họa: Với một con sông nước chảy xiết thì về lý thì sẽ phải lở hai bên bờ.
Về việc này tôi xin kể một giai thoại phong thủy như sau:
Giai thoại phong thủy:
Một lần tôi đi với một người ban để quyết định đầu tư vào một khu đất rất lớn. Đến nơi, xem địa thế xong tôi mô tả tương lai qui hoạch của khu vực liên quan đến khu đất đó. Một người trong đoàn có chức vị liên quan, thừa nhân tôi dự báo hoàn toàn đúng với dự án qui hoạch vùng này. Họ ngạc nhiên cứ tưởng tôi là cán bộ qui hoạch sở Địa chính (Ấy là giải thích theo khoa học) - hoặc là từ cõi trên rơi xuống (Ấy là giải thích theo "mê tín dị đoan), Thực ra chẳng có cái gì là huyền bí cả, chẳng qua chúng ta chưa biết mà thôi. Những anh chị em nào tiếp thu nhanh, chịu khó suy nghiệm, sau những bài giảng này , đều có thể suy luận và dự báo được. Có khi còn hay hơn tôi vì khả năng sáng tạo.
Cuối cùng do thời hạn để thực hiện dự án quá lâu - theo sự tính toán của tôi - nên bạn tôi quyết định không đầu tư.
Sự tương tác của khí với vị trí cửa và nhà ở trong khu phố.
Trên cơ sở phân tích về Dương khí ở trên thì mỗi căn nhà của chúng ta ở đô thị, đều chịu sự tương tác của khí do ảnh hưởng của vận động xe cộ. Ở nơi thôn quê, giữa đồng không mông quạnh thì ảnh hưởng của Dương khí là do trực tiếp từ tương tác vũ trụ và do cấu trúc cảnh quan môi trường. Thường ở vùng sâu, vùng xa âm khí nặng hơn do cây cối...là những vật tĩnh.
Trong đô thị, chính sự tương tác của Dương khí sẽ có ảnh hưởng xấu, tốt đến căn nhà tùy theo vị trí của nó. Khí lực đi thẳng theo dòng chảy và tỏa ra tương tác với hai bên đường cùng chiều, tùy theo chiều tốt xấu mà ảnh hưởng tăng giảm độ số tốt xấu của hướng nhà theo bát trạch, huyền không. Trường hợp đường đi có ngả rẽ thì theo các qui luật vật lý , khí sẽ có chiều tương tác theo hình vẽ minh họa dưới đây:
Qua hình trên, chúng ta thấy rằng - dòng khí từ trái qua phải (Màu đỏ, phía dưới hình, dòng khí rẽ sang phải vào đường ngã ba) - do quán tính của khí lực mà dòng khí tương tác thẳng vào ngôi nhà B, phía ngôi nhà A vô khí. Hay nói rõ thêm hơn, khí tự nhiên của ngôi nhà A (loại trừ sự tương tác của dòng khí trên đường) bị cuốn theo sang ngôi nhà B. Trường hợp này ngôi nhà B sẽ hấp thụ vượng khí và nhà A thì không. (Nếu ở các nước qui định đường xe chạy bên trái thì ngược lại).
Đây là một trường hợp khá phổ biến trong cấu trúc đô thi. Anh chị em có thể quán xét điều này ở các đô thị Việt Nam, thể hiện rất rõ ở các ngã ba và các con hẻm (Ngõ). Những tai nạn giao thông - nếu có - sẽ thường xảy ra ở khúc cua nhà bên A nhiều hơn B chính vì tính vô khí của nó.
Trường hợp này (A) , hướng tốt , huyền không tốt, cấu trúc tốt ....cũng không dùng được. Dù được coi là nhà hai mặt tiền vì tính vô khí của nó.
Nhưng nếu ở Ngã tư thì vấn đề lại có sự tương tác khác, Vì thoái khí của đường này lại là vượng khí của đường vuông góc với nó. Bởi vậy, những nhà ở ngã tư thường có sự hài hòa về khí do đó thịnh vượng hơn so với các căn nhà chung con đường. Ngã tư đường càng lớn thì khí lực càng dồi dào.
Khí trên lộ và nhà ở
Qua hình minh họa ở trên, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Nếu trên trục đường xe chạy càng nhanh thì xung khí càng mạnh, gặp những ngã ba cua gấp và hẹp - Thí dụ như một ngõ (hẻm) cắt ngang - các góc vỉa hè và kiến trúc nhà đều vuông - ( không vát cạnh như vỉa hè minh họa như hình vẽ trên ) - thì xung khí theo quán tính; hầu hết sẽ đi thẳng và khí vào con hẻm sẽ rất ít. Trường hợp này không những chỉ nhà A vô khí mà cả con hẻm cũng vô khí. Những nhà trong hẻm sẽ không khá. Đây là trường hợp dễ xảy ra tai nạn giao thông nhiều nhất trong thành phố. nhẹ thì cũng gây kẹt xe. Điều này - giải thích theo phương pháp luận về Dương khí xuất phát từ văn minh Lạc Việt- là tính Âm dương xung khắc.
Ngay ở những ngã ba lộ lớn, nếu một chiều xung khí mạnh và đường rẽ xung khí yếu, tính phân biệt mạnh yếu của xung khí càng rõ - tức tạo thành sự phân biệt Âm (Khí lực yếu) và Dương (Khí lực mạnh). Trường hợp này cũng rất dễ xảy ra tai nạn do xung khắc Âm Dương. Sự xung khắc càng mạnh, nếu một con đường một (Hoặc hai) chiều thuộc Tây trạch và một con đường hai (Hoặc một) chiều thuộc Đông trạch và ngược lại.
Tuy nhiên, ở ngã ba lộ lớn trong đô thị tai nạn lại ít xảy ra, vì ở những khu vục này thường có đèn xanh/ đỏ, hoặc cảnh sát giao thông, có tác dụng cản khí , nên không xảy ra tương tác giữa vô khí và xung khí. Nhưng ở các vùng xa khu đô thị, không có đèn xanh đỏ, hoặc cảnh sát giao thông, thì đây là một trong những yếu tố rất dễ xảy ra tai nạn. Điều này tương tự như một con đường xe lửa - xung khí mạnh - chạy qua một con lộ nhỏ vắt ngang.
Giai thoại phong thủy:
Có một giám đốc xí nghiệp lớn phàn nàn rằng: Xí nhiệp của ông ta tọa lạc bên một đường quốc lộ làm ăn không khá. Tôi hỏi: "Có phải đường đó xe chạy tốc độ nhanh và xí nghiệp sát mặt đướng không?". Ông ta rất ngạc nhiên hỏi tại sao tôi biết và thừa nhận là đúng. Tất nhiên là tôi không có thời gian để giải thích lòng vòng từ khái niệm khí thuộc văn minh Việt cho đến tính xung sát ....Nên chỉ nói lơ lửng một câu :"Vậy mới gọi là thầy chứ!"
Đây là điển hình của trường hợp xung khí mạnh và cuốn hút sinh khí của xí nghiệp. Trường hợp thiết kế, nên đẩy lùi xí nghiệp vào trong, có khoảng cách với xa lộ. Nếu đã xây dựng thì trồng những loại cây lớn, nhiều lá bên tường trái của cổng xí nghiệp từ trong nhìn ra (Do xe ở Việt Nam chạy từ trái qua), để cản bớt lực của xung khí.
Tương quan của khí trên lộ và vị trí cửa chính:
Anh chị em xem hình minh họa sau đây:
Trong hình trên thì chúng ta thấy rằng: Căn nhà thiết kế cửa bên phải sẽ nhận được khí nhiều nhất, so với căn nhà bên trái (Với điều kiện ở những quốc gia qui định xe đi lề bên phải). Trong Phong Thủy Lạc Việt và phong thủy nói chung, vị trí tọa của cửa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thí dụ như tọa bên phải đón được nhiều khí, nhưng phương vị hoặc sơn không tốt, phạm không vong..vv...Tuy nhiên - ở đô thị - chúng ta phải ưu tiên yếu tố khí Dương do tương tác vận động của xe cộ là quan trọng bậc nhất. Ở nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa - hoặc ở các con lộ tuy cũng trong đô thị nhưng vắng người, ít xe - thì do yếu tố Dương khí không mạnh, thì các yếu tố khác như: Phạm không vong, sơn hướng ..vv..mới có tác dụng mạnh.
Cầu và tương quan vị trí nhà ở.
Trong Phong thủy nói chung, các sách đều khuyến cáo không nên làm nhà dưới chân cầu, hoặc sát cầu. Nhưng do không hiểu bản chất về khí nên họ không thể giải thích vì sao. Phong thủy Lạc Việt - căn cứ theo quan niệm về khí giải thích như sau - Anh cghị em xem hình vẽ dưới đây:
Anh chị em cũng thấy mũi tên đỏ biểu hiện của Dương khí do xe cộ vận động trên cầu. Nhưng Dương khí này không lan tỏa được tới các căn nhà dưới gần cầu. Do độ cao của cầu với căn nhà gần cầu. Ngược lại, nó lại có tác dụng hút hết âm khí và phần Dương khí ít ỏi tự thân của những ngôi nhà này. Bởi vậy, những ngôi nhà sát cầu, hoặc gần sát cầu bị vô khí hoàn toàn. Đó là nguyên nhân để những người sống trong những ngôi nhà này không khá được. Nhà ở dưới đê mà mặt đê xe cộ chạy nhiều cũng có lý giải tương tự; hoặc nhà mà mặt đường quá cao xe cộ chạy nhanh như đường cao tốc cũng có tình trạng tương tự. Tùy theo mức độ mà ảnh hưởng khác nhau.
Hiện tượng tham khảo.
* Ở Hanoi, trên đường từ sân bay Nội Bài về, tôi thấy có một khu biệt thư cao cấp sát mặt đường, đang được qui hoạch nham nhở đã nhiều năm nay. Hỏi thăm người đồng hành thì khu này ế chẳng có người mua. Đây là một trong những thí dụ điển hình về công trình sát mặt lộ cao tốc. Khu biệt thự này còn một yếu tố riêng thất bại bổ xung cho sự điêu tàn của nó là: Mặt bằng của khu qui hoạch biệt thự cao cấp này thấp hơn mặt lộ.
Sau này anh chị em thiết kế dự án , cần lưu ý vấn đề này.
Post a Comment